Nghiên cứu của Wallace D Boeve (2007)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 33 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.5.Nghiên cứu của Wallace D Boeve (2007)

Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trƣờng y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc của Smith, Kendall & Hulin. Theo đó, nhân tố sự thỏa mãn công việc đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố bên trong (bản chất công việc và cơ hội phát triển thăng tiến) và nhóm nhân tố bên ngoài (lương, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan

hệ với đồng nghiệp). Mục đích của nghiên cứu này cũng nhằm là hỗ trợ và nâng cao cho cả hai lý thuyết trên.

Kết quả của nghiên cứu này đã kiểm định mô hình lý thuyết của Smith et al. (1969). Bốn trong năm nhân tố JDI có mối quan hệ tích cực đến sự hài lòng trong công việc (bản chất công việc, mối quan hệ đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến và sự hỗ trợ của cấp trên). Nhân tố thứ năm, lương có mối tƣơng quan yếu đến sự hài lòng công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ. Phân tích hồi quy đã cho thấy ngoài bốn nhân tố là bản chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội phát triển và sự hỗ trợ của cấp trên, thời gian công tác tại khoa cũng ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của giảng viên (càng gắn bó lâu dài với khoa càng cảm thấy thỏa mãn công việc). Điều này cũng lý giải sự thỏa mãn công việc trong nghiên cứu này lại lớn hơn sự thỏa mãn của từng nhân tố của JDI. Rõ ràng ngoài các nhân tố đƣợc đề cập trong JDI còn có các nhân tố khác ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn trong công việc và thời gian công tác là một trong các nhân tố đó. Thời gian công tác có ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc trong trƣờng hợp này là do tính đặc thù của công việc tại khoa giảng dạy này. Trong các nhân tố ảnh hƣởng đƣợc xét trong nghiên cứu này thì bản chất công việc là nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn công việc nói chung.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của của Boeve cũng đã hỗ trợ cho lý thuyết của Herzberg. Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg cho rằng sự hài lòng chung xuất phát từ các nhân tố bên trong và bên ngoài. Trong nghiên cứu này, nhân tố bên trong (bản chất công việc và cơ hội thăng tiến) và bên ngoài (lƣơng, , mối quan hệ đồng nghiệp và sự hỗ trợ của cấp trên) đóng góp nhƣ nhau và góp phần tạo nên cho sự hài lòng tổng thể là nhƣ nhau. Trong khi lý thuyết của Herzberg đã nhấn mạnh rằng, nhân tố bên trong gắn liền với nội dung công việc, khi có nó sẽ tạo ra sự hài lòng; còn nhân tố bên ngoài gắn

liền với môi trƣờng làm việc, khi thiếu nó thì sự hài lòng vẫn đƣợc hình thành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 33 - 35)