6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.6. Nghiên cứu của Andrew (2002)
Theo nghiên cứu của Andrew (2002) về sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng trong việc của nữ cao hơn nam và mức độ hài lòng theo độ tuổi có dạng đƣờng cong chữ U. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Keith và John (2002) về thỏa mãn trong công việc của những ngƣời có trình độ cao; vai trò của giới tính, những ngƣời quản lý và so sánh với thu nhập đã cho kết quả là nữ có mức độ thỏa mãn trong công việc cao hơn nam và thu nhập có vai trò quan trọng đối với mức độ thỏa mãn trong công việc. Theo nghiên cứu của Tom (2007) về sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ lại cho thấy nhóm lao động không có kỹ năng thì mức độ hài lòng thấp hơn nhiều (chỉ có 33.6% ngƣời đƣợc khảo sát hài lòng với công việc) trong khi nhóm lao động có kỹ năng cao thì mức độ hài long là khá cao (chiếm 55.8% số ngƣời đƣợc khảo sát).
Việc nghiên cứu sự hài lòng của ngƣời lao động theo đặc điểm cá nhân sẽ giúp doanh nghiệp có đƣợc cơ sở khoa học trong việc bố trí, sử dụng cũng nhƣ những chính sách đãi ngộ hợp lý. Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy một số yếu tố cá nhân không chỉ ảnh hƣởng lớn đến mức độ hài lòng của ngƣời lao động mà còn thể hiện sự khác biệt về đặc điểm cá nhân cũng dẫn đến sự khác biệt không nhỏ về mức độ hài lòng trong công việc của ngƣời lao động.
Vì vậy, tác giả cũng sẽ đƣa các yếu tố cá nhân của ngƣời lao động vào mô hình nghiên cứu để chứng minh các yếu tố cá nhân có ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của ngƣời lao động hay không và sự khác biệt về đặc điểm cá nhân sẽ dẫn đến sự khác biệt về mức độ hài lòng của ngƣời lao động nhƣ thế nào.