Nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 56 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Nghiên cứu định lƣợng

a. Thiết kế công cụ thu thập thông tin (Phiếu khảo sát)

Phiếu điều tra gồm 4 trang, in trên 2 tờ giấy A4. Phần chính của bản câu hỏi điều tra (Phụ lục 4) sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Nhân viên đƣợc đề nghị đánh giá về tầm quan trọng của 7 vấn đề ảnh hƣởng đến sự hài lòng ở Công ty, bằng cách đánh dấu vào các ô có mức độ hài lòng ứng với điểm từ 1 đến 5 (với 1: Rất không hài lòng, 2: Không hài lòng, 3: Bình thƣờng, 4: Hài lòng, 5: Hoàn toàn hài lòng).

b. Thiết kế thang đo lường

Đề tài sử dụng câu hỏi dạng đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert. Với các câu trả lời dƣới dạng thang đo này, ta sẽ thấy đƣợc sự hài lòng của nhân viên ở từng khía cạnh ở các mức độ hài lòng nhiều hay ít. Bảng tổng hợp thang đo của bài nghiên cứu đƣợc thể hiện chi tiết trong Phụ lục 8.

c. Chọn mẫu

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thƣớc mẫu dự kiến. Theo đó kích thƣớc mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.Trong đề tài có 29 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy, mẫu tối thiểu cần thiết đối với đề tài nghiên cứu này là 29 x 5 = 145.

Nhƣ vậy, số lƣợng quan sát từ 150 trở lên là chấp nhận đƣợc đối với đề tài nghiên cứu này nhằm đảm bảo độ tin cậy, mức độ ổn định khi phân tích đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối Công ty.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp với phƣơng pháp lấy mẫu chia phần. Kích thƣớc mẫu là 190. Việc phân chia mẫu theo tỷ lệ % phân bố theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, bộ phận làm việc, thâm niên, thu nhập của nhân viên. Bảng phân bố mẫu dự kiến đƣợc mô tả chi tiết trong Phụ Lục 7

d. Phân tích dữ liệu thu thập

Trƣớc khi tiến hành các hoạt động thống kê và phân tích, nghiên cứu sẽ thực hiện việc kiểm tra độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của các thang đo đã đƣợc sử dụng trong bản câu hỏi. Tác giả sử dụng phân mềm phân tích, thống kế SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu, gồm các bƣớc cụ thể sau:

Bƣớc 1: Mã hóa và nhập dữ liệu

Sau khi tiến hành khảo sát, bản câu hỏi thu thập đạt yêu cầu sẽ đƣợc sẽ nhập vào cơ sở dữ liệu. Những bản câu hỏi bị lỗi trả lời sẽ bị loại bỏ để đảm bảo dữ liệu có đủ độ tin cậy đƣa vào phân tích

Bƣớc 2: Phân tích hệ số tin cậy của các thang đo

Công cụ Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định mối tƣơng quan giữa các biến. Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ đƣợc loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó. Vì thế, sau khi thu thập dữ liệu, bƣớc đầu, tác giả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (theo Nunnally & Burnstein 1994). Nếu Cronbach’s Alpha >= 0.8 thì đƣợc coi là đạt độ tin cậy. Theo Hoàng Trọng (2005), các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng đƣợc trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với ngƣời đƣợc phỏng vấn. Đối với đề tài mang tính chất khám phá thì sẽ lấy chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha >=0.6.

Bƣớc 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến còn lại tiếp tục đƣợc đƣa vào để phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật đƣợc sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu.

Giá trị KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) phải có giá trị từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố mới thích hợp, còn nếu nhƣ trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

Ngoài ra, phân tích nhân tố cần dựa vào Eigenvalue để xác định số lƣợng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới đƣợc giữ lại trong mô hình.

Một phần quan trọng trong bảng phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component matrix). Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp trích nhân tố Principal components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

Bƣớc 4: Phân tích hồi quy mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố

Mục tiêu của bƣớc này là đánh giá chi tiết mức độ tác động của từng nhân tố, nhóm nhân tố tới sự hài lòng của ngƣời lao động. Mức độ ảnh hƣởng thể hiện thông qua các con số trong phƣơng trình hồi quy. Những nhân tố nào có chỉ số Beta lớn hơn sẽ có mức độ ảnh hƣởng cao hơn.

Phân tích hồi quy để xác định mức ý nghĩa Sig và hệ số xác định R2 để chứng tỏ sự phù hợp của mô hình, xem xét giá trị Sig đối với từng nhân tố và nếu Sig>= 0.5 thì loại nhân tố đó ra khỏi mô hình. Tiếp theo tiến hành kiểm định các giả thuyết và kiểm định khắc phục các hiện tƣợng nhƣ đa cộng tuyến, tự tƣơng quan và phƣơng sai không đồng nhất (nếu có).

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng này đã giới thiệu sơ lƣợc về Chi nhánh Công ty TNHH Phần mềm FPT tại Đà Nẵng và các các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng tại Công ty .

Tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu (nghiên cứu định tính, định lƣợng, phƣơng pháp hồi quy đa biến) và các yêu cầu trong quá trình xử lý dữ liệu. Tác giả cũng đã thiết kế bảng câu hỏi, thiết kế phƣơng án điều tra, diễn đạt và mã hóa bản câu hỏi để phục vụ cho việc xử lý dữ liệu, các phƣơng pháp đánh giá thang đo.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU THU THẬP

Bản câu hỏi đƣợc phát trực tiếp và gửi trực tuyến cho các nhân viên Công ty TNHH Phần mềm FPT- Chi nhánh Đà Nẵng, kết quả sau khi điều tra cụ thể nhƣ sau:

+ Tổng số bản phát ra : 190 bản + Tổng số bản thu về : 176 bản + Số bản hợp lệ : 153 bản

Với 153 bản câu hỏi này đƣợc sử dụng để làm dữ liệu nghiên cứu. Sau khi tiến hành điều tra thu thập thông tin và xử lý số liệu thì ta tiến hành thống kê mô tả.

Mô tả về mẫu

Bảng 3.1. Mô tả mẫu theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, công việc hiện tại

Tiêu chí Số lƣợng Tỉ trọng % Giới tính Nam 114 74.5 Nữ 39 25.5 Độ tuổi Dƣới 25 48 31.4 Từ 25 - 30 57 37.3 Trên 30 tuổi 48 31.4 Trình độ học vấn Cao đẳng 95 62.1 Đại học 42 27.4

Tiêu chí Số lƣợng Tỉ trọng % Trên Đại học 16 10.5 Bộ phận làm việc Bộ phận quản lý 9 5.9 Bộ phận lập trình viên 94 61.4 Bộ phận kiểm thử 25 16.3 Bộ phận quản lý chất lƣợng 15 9.8 Bộ phận biên dịch 10 6.5 Thâm niên Dƣới 2 năm 42 27.5 Từ 2 đến 5 năm 56 36.6 Trên 5 năm 55 35.9

Thu nhập hiện tại

Dƣới 5 triệu 10 6.5

Từ 5 triệu đến dƣới 8 triệu 74 48.4 Từ 8 triệu đến dƣới 12 triệu 56 36.6

Trên 12 triệu 13 8.5

Về giới tính của mẫu: Tổng cộng 153 đối tƣợng, trong đó có 114 nam chiếm 74.5%; 39 nữ chiếm 25.5%. Đối với bộ dữ liệu về đối tƣợng là ngƣời lao động làm việc tại các bộ phận của Fsoft, do đặc thù công nghệ thông tin nên tỷ lệ nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới là có thể chấp nhận đƣợc.

- Về độ tuổi: Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh, vì vậy lực lƣợng ngƣời lao động trẻ là chấp nhận đƣợc với nhân viên có độ tuổi phần lớn dƣới 30.

- Về trình độ học vấn: Đứng đầu tập trung nhóm nhân viên có trình độ Cao đẳng chiếm 62.1%, tiếp theo là nhóm ngƣời lao động có trình độ Đại Học

chiếm 27.5% và nhóm Sau đại học chỉ chiếm 10.5% cho thấy Công ty ƣu tiên sử dụng những ngƣời có trình độ Cao đẳng và Đại học.

- Về bộ phận làm việc: Chủ yếu nhân viên đƣợc khảo sát tập trung phần lớn tại bộ phận lập trình viên với 94 ngƣời lao động chiếm 61.4%, các bộ phận khác có lực lƣợng lao động tƣơng đối trải đều.

- Về thâm niên: tập trung chủ yếu vào nhóm nhân viên làm việc từ 2 đến 5 năm chiếm 36.6%, nhóm tiếp theo có 55 ngƣời lao động làm việc trên 5 năm, chiếm 35.9% và 42 ngƣời lao động làm việc dƣới 2 năm, chiếm 27.5%.

- Về thu nhập hiện tại: tập trung chủ yếu ở nhóm lao động có thu nhập từ 5 triệu đến dƣới 8 triệu chiếm 48.4%. Nhóm tiếp theo có 56 nhân viên có mức thu nhập từ 8 triệu đến 12 triệu chiếm 36.6%. Mức thu nhập này tƣơng đối phù hợp với thâm niêm làm việc mà mẫu khảo sát đƣợc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 56 - 62)