Nội dung quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 37)

đa khoa cấp tỉnh

Quản lý TSC tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh bao gồm các khâu: quản lý quá trình hình thành TSC; quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC; quản lý khâu sửa chữa, bảo trì tài sản; quản lý khâu hao mòn, thanh lý tài sản. Công tác quản lý TSC đều nhằm hướng tới tính hiệu quả, hiệu quả được xem xét ở mỗi khâu, mỗi công đoạn và từng công việc được giao. Quản lý TSC được thực hiện

theo những tiêu chí nhất định nhằm quản lý chặt chẽ hiệu quả theo đúng chính sách chế độ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và đảm bảo tiết kiệm. Quản lý quá trình hình thành TSC là công tác đầu tiên của quy trình quản lý TSC. Tài sản công tại các bệnh viện cấp tỉnh được hình thành qua nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư xây dựng, mua sắm, biếu tặng, điều chuyển từ nơi khác, nhưng chủ yếu là dựa trên quá trình đầu tư, xây dựng cơ bản và quá trình mua sắm, trang cấp TSC. Căn cứ nghiên cứu nội dung quản lý quá trình hình thành TSC tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh là dựa trên những cơ chế, chính sách Nhà nước ban hành nhằm phân cấp thẩm quyền quản lý việc hình thành TSC, điều chỉnh, quy định những khâu, bước thực hiện trong quá trình hình thành TSC tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh.

Văn bản pháp lý do Nhà nước ban hành: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đấu thầu 2013... và các văn bản pháp luật liên quan.

a) Quá trình quyết định chủ trương đầu tư mua sắm, xây dựng

Đối với TSC, việc quyết định chủ trương đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản, chế độ quản lý tài sản, nắm vững khả năng và nhu cầu cần đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản của bệnh viện; xác định nhu cầu vốn cho đầu tư mua sắm tài sản được ghi vào dự toán ngân sách hàng năm. Sau khi có chủ trương đầu tư, mua sắm xây dựng tài sản, việc thực hiện đầu tư, mua sắm xây dựng tài sản phải được thực hiện theo quy định về đầu tư và xây dựng, quy định về mua sắm TSC.

Với lý thuyết sự lựa chọn tối ưu trong kinh tế và sự cạnh tranh sử dụng nguồn lực của xã hội buộc các cơ quan chức năng quản lý TSC dần hướng tới mô hình tối ưu trong quản lý tài sản là khái niệm doanh thu – chi phí và hiệu quả, dù rằng TSC không có doanh thu bằng tiền như tài sản của doanh nghiệp, nhưng lợi ích đem lại, sự phục vụ cho công tác quản lý sẽ là cơ sở lượng hóa lợi ích. Mô hình đi thuê TSC, hay mua sắm mới từ bên ngoài chi thực sự hiệu quả

khi xem xét trên phương diện lợi ích chi phí này. Ví dụ đi thuê: Với các ràng buộc về ngân sách, mức độ công việc cần xử lý, giá đi thuê… và kết hợp với cơ chế chính sách hợp lý của nhà nước quyết định một diện tích, vị trí cách thức sắp xếp công việc hiệu quả nhất. Còn đối với xây mới, khi nào có sự tham gia trực tiếp của các đơn vị xây dựng, gián tiếp của thị trường bất động sản, như dịch vụ thuê văn phòng công sở, cùng với yêu cầu xây dựng luận chứng kỹ thuật với các chỉ tiêu có tính kỹ thuật NPV, BCR… đây là một sự lựa chọn định lượng có tính tối ưu, vì không ai hiểu rõ lợi ích mà cơ quan đó đem lại bằng chính các hoạt động mà cơ quan đó đang làm, đang cung cấp. Như vậy, quản lý quá trình hình thành TSC là khâu mở đầu, quan trọng nhất quyết định cho các khâu tiếp theo. TSC nếu được hình thành có cơ sở khoa học và thiết thực sẽ được quản lý và khai thác có hiệu quả. Đồng thời thông qua quá trình hình thành tài sản sẽ đành giá được tính cấp thiết, thực trạng quản lý và ngân sách của mỗi cơ quan quản lý TSC sau này.

Quản lý khâu lập kế hoạch mua sắm, đầu tư xây dựng là nội dung đầu tiên của quản lý đầu tư TSC, theo đó phải xác định được các căn cứ lập kế hoạch mua sắm TSC , các thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắm TSC hàng năm cho bệnh viện. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện đầu tư theo kế hoạch của các bệnh viện, các cơ sở y tế.

Tiêu chí đánh giá quản lý quá trình hình thành TSC tại các bệnh viện được đánh giá dựa trên mức độ tuân thủ các bước trong quy trình quyết định hình thành TSC của bệnh viện. Đây là tiêu chí định tính phản ánh sự tuân thủ các nội dung trong quy trình quyết định hình thành TSC tại bệnh viện.

b) Quá trình đầu tư mua sắm, xây dựng TSC

Đầu tư mua sắm, xây dựng TSC là hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng TSC ở các bệnh viện. Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm, xây dựng TSC đã được quan tâm và tạo nhiều điều kiện về kinh phí.

Quản lý mua sắm theo nguồn vốn hình thành: Quản lý đầu tư TSC đòi hỏi cần nắm rõ nguồn vốn đầu tư, số lượng TSC cần mua sắm tương ứng với từng loại nguồn vốn khác nhau. Các nguồn vốn đầu tư cho việc mua sắm TSC rất đa dạng: từ liên doanh, từ nguồn vốn NSNN, nguồn quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của bệnh viện và đề án xã hội hóa y tế…

Quản lý nguồn nhập TSC y tế: Xác định chính xác nguồn nhập TSC y tế sẽ giúp quá trình quản lý nắm rõ hơn nguồn gốc, số lượng và chất lượng các TSC được đưa vào sử dụng tại bệnh viện. Đây là khâu quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý TSC.

Quản lý TSC y tế theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích sử dụng TSC, các khoa, phòng ban chức năng trong các cơ sở y tế, bệnh viện sẽ lên kế hoạch mua sắm TSC cho đơn vị mình. Từ đó, giúp công tác quản lý TSC có hiệu quả hơn nhờ vào việc xác định đúng mục đích sử dụng trong khám chữa bệnh với điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp.

Sau khi có chủ trương đầu tư mua sắm, việc thực hiện đầu tư, mua sắm TSC của các bệnh viện phải được thực hiện theo quy định về đầu tư và xây dựng, mua sắm TSC. Cơ sở để quyết định trong giai đoạn này mang tính định tính, quy phạm pháp luật để quyết định cho quá trình hình thành hay đầu tư, mua sắm TSC của các bệnh viện.

Như vậy, quản lý quá trình hình thành, đầu tư, mua sắm TSC của các bệnh viện là khâu mở đầu, quan trọng nhất quyết định các khâu tiếp theo. TSC của các bệnh viện nếu được hình thành có cơ sở khoa học, thiết thực sẽ được quản lý và khai thác sau này có hiệu quả. Đồng thời, thông qua quá trình đầu tư, mua sắm TSC của các bệnh viện sẽ đánh giá được tính cấp thiết, thực trạng quản lý ngân sách của đơn vị.

Chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư, mua sắm TSC tại các bệnh viện bao gồm:

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TSC của các đơn vị trong từng giai đoạn cụ thể.

Số lượng TSC được mua sắm, hình thành mới trong từng thời kỳ.

Mức độ tuân thủ quy trình mua sắm TSC: trong quá trình đầu tư TSC tại các bệnh viện, cần tuân thủ đúng quy trình các bước đầu tư nhằm đảm bảo tính khách quan và minh bạch trong quá trình đầu tư.

TSC tại các bệnh viện được hình thành qua nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư xây dựng, mua sắm, biếu tặng, điều chuyển từ nơi khác.… nhưng chủ yếu là dựa trên quá trình đầu tư, xây dựng cơ bản và quá trình mua sắm, trang cấp TSC. Nội dung quản lý quá trình hình thành TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập là dựa trên những cơ chế, chính sách Nhà nước ban hành nhằm phân cấp thẩm quyền quản lý việc hình thành TSC, điều chỉnh, quy định những khâu, bước thực hiện trong quá trình hình thành TSC tại đơn vị sư nghiệp nói chung và tại các bệnh viện nói riêng.

1.2.2.1. Quản lý quá trình đầu tư, xây dựng TSC tại bệnh viện a) Điều kiện thực hiện đầu tư xây dựng TSC tại bệnh viện

Điều kiện thực hiện đầu tư xây dựng TSC tại đơn vị sư nghiệp nói chung và tại các bệnh viện nói riêng được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC 2017 như sau:

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Chưa có cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp hiện có còn thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức

Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

Không bố trí vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công tư được thực hiện theo quy định áp dụng đối với đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại khoản 5 Điều 30 của Luật Quản lý, sử dụng TSC 2017.

b) Thẩm quyền quyết định đầu tư, xây dựng cơ bản của TSC tại các bệnh viện.

Thẩm quyền quyết định đầu tư, xây dựng cơ bản TSC được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản pháp luật liên quan, cụ thể như sau:

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới hoặc giao cho tổ chức hiện có làm chủ đầu tư xây dựng trụ sở của các đơn vị thuộc trung ương quản lý theo phương thức đầu tư xây dựng trụ sở làm việc.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập mới hoặc giao cho tổ chức hiện có làm chủ đầu tư xây dựng trụ sở của các đơn vị thuộc địa phương quản lý theo phương thức đầu tư xây dựng trụ sở làm việc.

Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và khả năng quản lý, thực hiện dự án, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng trụ sở việc quyết định một trong hai phương thức đầu tư xây dựng: Giao cho tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng và giao ngân sách cho cơ quan trực tiếp sử dụng trụ sở thực hiện đầu tư xây dựng.

Tổ chức được giao quản lý đầu tư xây dựng trụ sở làm việc: Được Nhà nước giao vốn để đầu tư xây dựng theo phạm vi và nhiệm vụ được giao; thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định của Nhà nước và các văn bản quy phạm liên quan. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, thực hiện bàn giao trụ sở làm việc cho đơn vị được giao quản lý, sử dụng theo chế độ quy định.

Đầu tư xây dựng TSC tại các bệnh viện là những dự án đầu tư công vì vậy phải tuân theo những quy định về trình tự thực hiện đầu tư, xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể như sau:

Giai đoạn chuẩn bị dự án: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án

Giai đ oạn thực hiện dự án: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác

Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp tệp tin (file) bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý.

Quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư

Dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được phê duyệt. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch. Các dự án lớn của Bệnh viện chủ yếu đều nằm trong quy hoạch và được các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, giao Ban quản lý khu vực hoặc Ban quản lý chuyên ngành làm chủ đầu tư; còn đối với các dự án quy mô nhỏ, dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình, Bệnh viện được giao làm chủ đầu tư.

Quản lý công tác lập, thẩm định dự án

Thẩm định dự án đầu tư là việc thẩm tra, so sánh đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Theo mục đích quản lý, thẩm định dự án đầu tư được hiểu là việc xem xét, phân tích đánh giá dự án đầu tư trên các nội dung cơ bản nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư.

Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu

Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu là một trong những khâu quan trọng nhất trong việc thực hiện đầu tư xây dựng. Đặc biệt là đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Bệnh viện, bởi vì Bệnh viện là nơi hàng ngày tiếp nhận nhiều bệnh nhân nên chất lượng cũng như tuổi thọ công trình phải được đảm bảo.

Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)