Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 95)

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý bệnh viện đã trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý bệnh viện, góp phần thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Việc ứng dụng CNTT giúp các bệnh viện quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thống nhất thu viện phí, công khai minh bạch tài chính bệnh nhân, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn.

Bên cạnh việc ứng dụng thành công tin học trong quản lý, còn rất nhiều tiện ích khác mà CNTT đem lại như xây dựng được trang thông tin điện tử riêng

với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn góp phần quảng bá, đưa các dịch vụ y tế đến gần với người dân hơn.

Theo thực tế khảo sát tại các đơn vị SNCT ngành y tế Bắc Ninh, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin còn rất nhiều hạn chế. Các đơn vị mới dừng lại ở việc khai thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo. Một số bệnh viện mới chỉ ứng dụng được từng phần riêng lẻ như quản lý nhân sự, quản lý viện phí, quản lý kho dược, quản lý tài sản....để có thể triển khai một hệ thống phần mềm quản lý đồng bộ người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị đòi hỏi các đơn vị, ngành y tế cần có các giải pháp thực hiện:

 Đầu tư, xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” đáp ứng được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của bệnh viện:

- Quản lý tiếp nhận khám bệnh: Là đầu vào khai báo, đăng ký, chuẩn hóa thông tin về người bệnh, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động xuyên suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi kết thúc quá trình khám bệnh. Phân loại đối tượng thu. Tự động chuyển hồ sơ bệnh nhân từ khâu tiếp nhân lên khâu khám bệnh.

- Quản lý lâm sàng, cận lâm sàng: Quản lý tất cả kết quả thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thông tin của người bệnh trong suốt quá trình KCB.

- Quản lý TCKT:

+ Trợ giúp người thu viện phí một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện tránh được các thủ tục hành chính rườm rà trong quá trình KCB.

+ Có tính tương thích cao trong công tác quản lý các phần hành TCKT khác như: tình hình biến động tiền mặt, tạm ứng, công nợ, tài sản,...v.v.

- Quản lý dược: Thống nhất quản lý dược trong toàn bệnh viện. Quản lý danh mục các loại thuốc, tên thuốc, hàm lượng, nước sản xuất, giá thuốc, hạn sử dụng thuốc và tình hình biến động của các kho đáp ứng được các yêu cầu báo cáo theo quy định hiện hành.

- Quản trị hệ thống: Phục vụ việc phân quyền sử dụng cho từng người, nhóm người sử dụng theo dõi, kiểm tra việc cập nhật dữ liệu trên toàn hệ thống và chỉnh sửa khi cần thiết.

 Đầu tư cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng CNTT (tổ hợp máy trạm, máy chủ…) tốt là cơ sở cho việc sử dụng, trao đổi thông tin trong toàn hệ thống

Ngày nay, CNTT có nhiều bước tiến vượt bậc cả về phần cứng cũng như phần mềm, cộng với yêu cầu đổi mới công tác quản lý hiện nay, việc nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện hệ thống thông tin của bệnh viện trong những năm sau này là hết sức cần thiết.

Xây dựng hệ thống mạng LAN của bệnh viện

Hệ thống mạng LAN trong bệnh viện chính là cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin và là một yếu tố quan trọng quyết định thành công việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện. Tùy theo địa hình phân tán của các điểm nút mạng cần phải lựa chọn công nghệ đường truyền sao cho đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật (vd: cáp quang; sợi trục hay công nghệ không dây ...)

Đầu tư kết nối Internet, trao đổi thông tin: Việc sử dụng dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối hội chẩn, giao ban trực tuyến và dịch vụ ứng dụng Internet trong hệ thống bệnh viện là rất cấp thiết, là một cửa ngõ lưu thông để cập nhật với khoa học công nghệ Y học thế giới, khuyến khích ưu tiên phát triển Internet bệnh viện là một chủ trương lớn của nghành Y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)