chính như: phương tiện đi lại, máy móc trang thiết bị... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.
3.2.3. Tăng cường huy động vốn đầu tư mua sắm tài sản công tại Bệnh viện viện
Tài sản, trang thiết bị y tế là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền đòi hỏi yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cao, chính xác, an toàn và ổn định. Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng như duy trì hoạt động liên tục của trang thiết bị là rất lớn. Vì vậy phải huy động tích cực các loại nguồn vốn để đầu tư thêm tài sản mới.
Tăng cường nguồn NSNN
Bệnh viện cần đa dạng hóa các nguồn tài chính thông qua các đề án, dự án trong nước, đặc biệt các dự án đầu tư xây dựng và các chương trình mục tiêu quốc gia gắn kết với kế hoạch đầu tư công trung hạn của Nhà nước.
Nguồn kinh phí tự chủ của Bệnh viện Nguồn thu viện phí
Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh, song vẫn còn để thất thoát trong quá trình thu viện phí. Vấn đề đặt ra là cần tính toán để thu đúng, thu đủ, dựa trên cơ chế thị trường. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố cần thiết để tăng nguồn vốn quan trọng này. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo được
công bằng y tế đối với các đối tượng, chính sách Nhà nước cần phải quan tâm, cụ thể:
Thứ nhất, Bệnh viện có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu. Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện cần phải dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá. Mức giá viện phí tự nguyện phụ thuộc vào tính chất, chất lượng dịch vụ y tế mà bệnh viện cung cấp, hình thức và phương thức cung ứng, thời gian địa điểm cung ứng…
Thứ hai, thực hiện phương thức thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân.
Thứ ba, có chính sách miễn giảm viện phí đối với các đối tượng như: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ, trẻ em dứoi 6 tuổi… đảm bảo công bằng trong việc hưởng dịch vụ y tế của Nhà nước.
Nguồn thu dịch vụ
Một là, đa dạng các hình thức đầu tư để thu hút các nguồn thu dịch vụ từ các đối tác trong và ngoài nước, gồm:
+ Tư nhân bỏ vốn mua trang thiết bị đặt tại Bệnh viện và bảo dưỡng, sửa chữa. Việc thu hồi vốn được thông qua thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu được.
+ Hoặc cả bệnh viện và đối tác đầu tư cùng góp vốn bằng hình thức cổ phần để đầu tư xây dựng bệnh viện.
+ Hoặc tư nhân cho Bệnh viện vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Bệnh viện trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn kinh phí, viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn.
Hai là, nguồn thu từ các dịch vụ bổ trợ, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hợp đồng thử nghiệm… Bệnh viện có thể sử dụng các biện pháp huy động nguồn vốn góp của cá nhân, tổ chức dưới hình thức góp vốn cùng đầu tư, liên doanh liên kết.
Ba là, các nguồn thu dịch vụ hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, thu giường tự nguyện, thu tư vấn, tái khám, thứ 7 và khám ngoại viện, thu người nhà bệnh nhân: Bệnh viện cần quy định lại cách khoán đối với đơn vị dịch vụ, toàn bộ số thu chi phải được hạch toán chung về Bệnh viện, yêu cầu đơn vị dịch vụ phải mở sổ sách theo dõi và lưu đầy đủ chứng từ liên quan đến toàn bộ hoạt động của mình theo quy định.
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng tài sản công trong Bệnh viện
Đối với TSC là nhà cửa, trụ sở làm việc của Bệnh viện, sau khi kết thúc xây dựng đưa vào hoạt động, Bệnh viện cần phải hạch toán và đưa ra kế hoạch bảo trì theo quy định. Phân công cán bộ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để đánh giá chất lượng công trình. Nâng cao ý thức của cán bộ Bệnh viện trong việc sử dụng, vận hành TSC.
Đối với TSC là TTBYT, phải đảm bảo các nguyên tắc quản lý xuất sử dụng và hoàn trả TTBYT sau mỗi lần sử dụng. Điều đó đòi hỏi phải ghi rõ tên người sử dụng cho mỗi lần sử dụng hay ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng trong sổ đăng ký, theo dõi và đặc biệt là cần nắm bắt được tình trạng máy, TTBYT sau mỗi lần sử dụng để xác định vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc quản lý, bảo quản và sử dụng TTBYT của bệnh viện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết những tiêu chí này trong quá trình sử dụng TTBYT tại các đơn vị trong ngành hiện nay chưa thực hiện được. Điều đó cho thấy, các tiêu chí quan trọng nhất trong khâu quản lý sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế hiện nay còn nhiều bất cập cần giải quyết. Đây là một trong những yếu kém cần được khắc phục sớm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TTBYT tại các đơn vị trực thuộc Sở trong thời gian tới. Để khắc phục những yếu kém này, bệnh viện cần phải:
Thứ nhất, lập kế hoạch quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT và triển khai việc thực hiện đến từng cán bộ công nhân viên.
Thứ hai, đề ra các quy định về công tác báo cáo như tuần/tháng/quý/năm hoặc đột xuất để nắm bắt thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, người quản lý thường xuyên tiếp cận thực tế để đưa ra những chính sách phù hợp và chính xác.
Thứ ba, tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ hồ sơ theo dõi việc sử dụng TTBYT tại các khoa, phòng để tổng kết đánh giá hiệu quả sử dụng. Tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá tình hình sử dụng TTBYT trong đơn vị, yêu cầu các khoa, phòng thực hiện đúng quy trình quản lý TTBYT, đặc biệt là công tác sử dụng cần ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng hằng năm. Cần chú trọng công tác tập huấn và chuyển giao công nghệ khi thực hiện mua sắm với nhà cung cấp.
Thứ năm, định kỳ có kế hoạch mời chuyên gia, đối tác đã cung cấp TTBYT đến tập huấn, hướng dẫn khai thác các tính năng thiết bị và giải đáp những thắc mắc của người sử dụng.
Thứ sáu, tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề nhằm đề xuất giải pháp sử dụng TTBYT có hiệu quả. Kịp thời khen thưởng, động viên những đề xuất đem đến hiệu quả cải tiến.