Định hướng quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện Đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 87)

viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

3.1.2.1. Định hướng chiến lược đầu tư xây dựng

Định hướng chiến lược đầu tư xây dựng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh là xây mới, cải tạo các khu khám chữa bệnh để tăng cường số lượng giường bệnh cũng như cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Các công trình xây dựng mới phải đảm bảo chất lượng cao, thời gian sử dụng lâu dài với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Đồng thời, việc cải tạo, nâng cấp nhà cũ phải đảm bảo diện tích để phục vụ công tác khám chữa bệnh.

3.1.2.2. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư

Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng phải đảm bảo tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đảm bảo cho việc thực hiện xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình theo đúng yêu cầu về chất lượng và tiến độ nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu của bệnh nhân.

Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ngay từ khâu lập kế hoạch đầu tư xây dựng cho đến khâu thực hiện, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn đầu tư lãng phí gây đến những hậu quả như chậm tiến độ hoặc thiếu hụt nguồn vốn đầu tư khiến công trình thi công gặp khó khăn.

3.1.2.3. Thực hiện mua sắm tài sản công đúng quy trình, công khai, minh bạch, tiết kiệm.

Việc mua sắm TSC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh phải được thực hiện căn cứ trên nhu cầu thực tế của Bệnh viện. Bên cạnh đó, Bệnh viện phải nắm bắt được những công nghệ kỹ thuật mới để từ đó kịp thời đề xuất kế hoạch mua sắm TSC, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy trình.

Cải tiến quy trình, thủ tục mua sắm TSC, tránh trường hợp thủ tục rườm rà, chồng chéo gây ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng của công tác mua

sắm TSC. Thực hiện đấu giá công khai, minh bạch, lựa chọn những nhà thầu có uy tín, chất lượng và phù hợp với nguồn đầu tư mua sắm.

3.1.2.4. Định hướng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Một là, phấn đấu là một Bệnh viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ, viên chức y tế phục vụ với chuyên môn nghiệp vụ cao.

Hai là, Bệnh viện sẽ góp phần tích cực trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có hiệu quả tốt hơn để cùng tham gia vào hệ thống y tế.

Ba là, đảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt chú ý đến các trang thiết bị có tần suất sử dụng cao.

Bốn là, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị cho các khoa trong bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Năm là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đào tạo đội ngũ vận hành trang thiết bị theo chỉ định của nhà thầu cung cấp trang thiết bị.

Sáu là, nâng cao hiệu quả trong đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện, góp phần tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất chung của Bệnh viện.

Bảy là, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn TTBYT. Tám là, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị liên quan xây dựng, đề xuất chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất TTBYT trong nước.

Chín là, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá đúng hiệu quả đầu tư, khai thác sử dụng TSC.

Thực tế trên đòi hỏi việc quản lý TSC trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đảm bảo tính công bằng trong quá trình hoạt động. Quản lý TSC đã trở thành chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý Bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)