Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019
2.2.6.1. Đối với tài sản công thuộc danh mục mua sắm theo phương thức tập trung
Bắt đầu từ năm 2014, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã tiến thành thực hiện mua sắm TSC theo phương thức tập trung. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm tài sản công của các cơ quan nhà nước trực thuộc tỉnh Bắc Ninh theo cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, sau đó phân bổ cho từng đơn vị theo phiếu đề nghị mua sắm đã được đưa lên ban đầu.
Trình tự thủ tục mua sắm TSC từ nguồn NSNN được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính trước đây là Thông tư 68/2012/TT-BTC và được thay thế bằng Thông tư 58/2016/TT- BTC và các văn bản pháp luật liên quan của UBND tỉnh banh hành về mua sắm TSC tai đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nguồn vốn đầu tư mua sắm TSC tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh thuộc nhiều nguồn khác nhau như nguồn NSNN, nguồn từ Quỹ phát triển sự nghiệp, nguồn Vốn tài trợ, viện trợ. Nhưng chủ yếu nguồn đầu tư này xuất phát từ nguồn NSNN và từ Quỹ phát triển sự nghiệp.
2.2.6.2. Đối với tài sản công thuộc danh mục Bệnh viện tổ chức mua sắm
Trong trường hợp phân cấp cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh tự quyết định mua sắm nêu trên, Giám đốc Bệnh viện chịu trách nhiệm về hồ sơ, trình tự, thủ tục mua sắm theo quy định tại Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013; Nghị định số 63/2014/NĐ- CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Lập kế hoạch mua sắm tài sản công tại Bệnh viện
Trong những năm gần đây, để xác định kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho toàn Bệnh viện, trưởng các khoa, phòng ban của Bệnh viện đều thực hiện đánh giá, báo cáo tình trạng tài sản và tình hình sử dụng cho ban quản lý Bệnh viện, mà trực tiếp là Phòng vật tư, thiết bị. Căn cứ vào kết quả quá trình đánh giá, các khoa sẽ trình giám đốc Bệnh viện kế hoạch mua sắm. Dựa vào nguồn ngân sách được cấp hàng năm cùng với các khoản viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Giám đốc Bệnh viện có cơ sở để xác định những thiết bị y tế ưu tiên, từ đó đưa ra quyết định phê duyệt danh mục thiết bị y tế cần thiết. Giám đốc Bệnh viện sẽ rà soát danh mục mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ trong Dự toán thu, chi ngân sách năm. Sau đó, cân đối với dự toán NSNN được giao, tổ chức họp Hội đồng dự toán ngân sách của đơn vị để lựa chọn danh mục; ưu tiên các tài sản thực sự cần thiết cho công tác chuyên môn theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ hiện hành.
Trong quá trình lập kế hoạch mua sắm tài sản, sự tham gia của các cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các khoa có vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, những cán bộ, y bác sỹ, dược sỹ và cán bộ kỹ thuật viên là những người trực tiếp sử dụng, bảo trì và vận hành các thiết bị y tế của Bệnh viện. Sự tham gia của nhóm đối tượng này vào công tác lập kế hoạch sẽ giúp kế hoạch mua sắm tài sản của Bệnh viện sát với thực tế và nhu cầu sử dụng hơn. Đồng thời tránh được những chi phí mua sắm không cần thiết. Từ đó góp phần giúp đơn vị tiết kiệm được nguồn kinh phí.
Bệnh viện căn cứ trên lượng tài sản hiện tại để xây dựng được kế hoạch mua sắm thêm máy móc phân bố hợp lý cho các khoa chuyên môn. Đối với những khoa hiện tại có tài sản về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thì chưa cần thiết phải mua sắm thêm, đối với những khoa có số lượng bệnh nhân nhiều hơn và điều trị những loại bệnh khó thì nhất thiết phải đầu tư thêm máy móc và trang thiết bị hiện đại.
Quy trình lập kế hoạch mua sắm TSC tại Bệnh viện được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu về mua sắm trang thiết bị y tế, tài sản phục vụ cho hoạt động của Bệnh viện thì Trưởng các khoa ghi rõ các yêu cầu về tên thiết bị, vật tư, quy cách, nhãn hiệu tình trạng, số lượng, đơn vị tính theo biểu mẫu có sẵn nộp cho Phòng vật tư.
Bước 2: Phòng vật tư kỹ thuật, Phòng Hành chính quản trị phối hợp với Phòng Tài chính kế toán làm đầu mối tập trung, xem xét các phiếu đề nghị của khoa. Nếu yêu cầu không phù hợp thi Phòng vật tư sẽ thảo luận lại với các Trưởng bộ phận. Nếu yêu cầu phù hợp thì Phòng vật tư sẽ trình Giám đốc Bệnh viện xem xét phê duyệt. Sau khi được Giám đốc ký duyệt, Phòng vật tư, Phòng Hành chính quản trị phối hợp với Phòng Tài chính kế toán để lên kế hoạch và lập bảng dự trù mua sắm vật tư, thiết bị.
Bước 3: Sau khi Phòng vật tư lập kế hoạch và trình Giám đốc, nếu được phê duyệt thì Phòng Kế hoạch tổng hợp sẽ tiến hành mua sắm
Nhìn chung, trong những năm gần đây, công tác lập kế hoạch mua sắm TSC tại Bệnh viện được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình và nội dung các bước.
Thực hiện mua sắm tài sản công tại Bệnh viện
Mua sắm TSC và sửa chữa TSC phải được thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Về cơ bản, trình tự đấu thầu tại Bệnh viện được thực hiện theo các bước như sau:
Hình 2.6. Quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
(Nguồn: Tác giả mô hình hóa)
Sau khi được phê duyệt kế hoạch mua sắm, Phòng Kế hoạch tổng hợp sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng và bàn giao đưa TSC vào sử dụng.
Ta thấy được Bệnh viện đã thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản công theo đúng trình tự theo quy định; các bước được tiến hành theo từng giai đoạn cụ thể, phân rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bộ phận phòng ban trong quá trình đấu thầu và thực hiện gói thầu.
Lập kế hoạch mua sắm
Thông báo chào hàng cạnh tranh, gửi hồ sơ yêu cầu
Tiếp nhận hồ sơ chào giá, hồ sơ đề
xuất
Chấm thầu, xét thầu
Phê duyệt kết quả trúng thầu Thông báo kết quả
trúng thầu Thương thảo, ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng Bàn giao, nghiệm thu, hạch toán đưa
Bảng 2.7. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017
Số lượng gói thầu đầu tư, mua
sắm tài sản công Gói thầu 121 146 69
Số lượng nhà thầu tham gia Đơn vị 76 83 52
Giá gói thầu Đồng 109.166 156.601 290.686
Giá trúng thầu Đồng 101.989 148.256 253.426
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh)
Qua bảng tổng hợp tình hình đấu thầu tại Bệnh viện, trong giai đoạn 2017- 2019, ta thấy số lượng gói thầu mua sắm TSC năm 2019 là 121 gói, tăng 52 gói thầu so với năm 2017. Bên cạnh đó, số lượng nhà thầu tham gia gói thầu năm 2019 tăng 24 nhà thầu so với năm 2017. Với số lượng nhà thầu tham gia ngày càng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện có thêm các lựa chọn để có được những nguồn cung cấp vật tư, trang thiết bị y tế với chất lượng tốt và giá cả phù hợp hơn.
Giá trị trúng thầu của các gói thầu đều nhỏ hơn giá dự toán gói thầu được phê duyệt cho thấy công tác đấu thầu tại Bệnh viện được thực hiện tương đối chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
Bảng 2.8. Danh mục mua sắm trang thiết bị năm 2019
STT Tên Trang thiết bị Model, hãng sản xuất Xuất xứ Số lượng Đơn vị
tính
Thời điểm
giao nhận Số tiền Nguồn kinh phí
1 Máy chụp X-quang
DR
Tên thương mại: DRX
ASCEND, Trung Quốc/
Mỹ 2 Chiếc May-19 7.840.800.000 Nguồn CCTL
Model: Q-RAD,
Hãng:Carestream health - Mỹ
2
Máy siêu âm Doppler màu 3D,4D
Model: HS40,
Hàn Quốc 2 Chiếc Apr-19 2.096.000.000 Nguồn CCTL
Hãng: Samsung Medison
3
Ống soi phế quản video loại chuẩn kênh 2mm
Model: BF-P150,
Nhật Bản 1 Chiếc Apr-19 554.000.000 Nguồn CCTL
Hãng: Olympus
4 Máy kéo giãn cột sống
Model: TM-400,
Nhật Bản 1 Chiếc Apr-19 347.500.000 Nguồn CCTL
Hãng: ITO
5 Máy thẩm tách siêu lọc máu
Model: 5008S,
Đức 1 Chiếc Apr-19 1.160.250.000 Nguồn CCTL
6 Máy Holter điện
tim (3 đầu ghi) DigiTrak XT Philips 2 Chiếc Mar-18 789.600.000 Nguồn CCTL
7 Đèn mổ treo trần 2
chóa Berchtold Chromophare F628 Stryker 5 Chiếc Mar-18 660.000.000 Nguồn CCTL
8
Hệ thống đo độ loãng xương toàn thân
Prodigy (phiên bản Pro) GE 1 HT Apr-18 1.658.000.000 Quỹ PTHĐSN
9 Máy theo dõi bệnh
nhân 07 thông số B40i GE Healthcare 3 Chiếc Mar-18 210.000.000 Nguồn CCTL
10 Máy tại nhịp tạm
thời 2 buồng 3085
Osypka
Medical GmbH 1 Chiếc Mar-18 197.500.000 Nguồn CCTL
TỔNG CỘNG: 15.513.650.000
Bảng 2.9. Tình hình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 So sánh (%) Năm 2019/2018 Năm 2019/2017 1
Mua sắm trang thiết bị y tế (Nguồn Quỹ PTHĐSN, Nguồn CCTL…) triệu đồng 15.514 10.633 29.442 146% 53% 2 Mua sắm sử dụng nguồn chi thường xuyên
triệu
đồng 76.402 102.556 206.434 74% 37%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh)
Từ kết quả thống kê trên, ta thấy trong giai đoạn 2017-2019:
- Giá trị mua sắm trang thiết bị y tế bằng nguồn Quỹ PTHĐSN, nguồn CCTL năm 2019 là 15.514 triệu đồng, tăng 4.881 triệu đồng so với năm 2018 nhưng giảm 13.928 triệu đồng so với năm 2017 (Tỷ lệ bằng 76% so với năm 2018 và bằng 27% so với năm 2017);
- Các tài sản, công cụ lao động, vật tư được mua sắm bằng nguồn chi thường xuyên trong năm 2019 giảm so với các năm trước (Tỷ lệ bằng 74% so với năm 2018 và bằng 37% so với năm 2017);
Nhìn chung, trong các năm gần đây, việc mua sắm và sử dụng tài sản của Bệnh viện ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn. Tuy giá trị mua sắm trang thiết bị và mua sắm sử dụng nguồn chi thường xuyên giảm nhưng vẫn đảm bảo hoạt động của Bệnh viện, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
2.2.6.3. Đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công (phương tiện vận tải, phương tiện làm việc, máy móc thiết bị....)
Căn cứ vào kế hoạch về sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản khác từ nguồn kinh phí thường xuyên, Giám đốc Bệnh viện quyết định chủ trương, thực hiện thủ tục sửa chữa, bảo dưỡng, chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định của mình. Đối với tài sản công được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:
Đối với tài sản bảo trì, bảo dưỡng:
+ Đến thời gian bảo trì, bảo dưỡng tài sản công, các khoa/phòng/trung tâm liên quan phối hợp với Phòng Vật tư, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Tài chính kế toán thực hiện bảo trì, bảo dưỡng tài sản công theo quy định. Trong quá trình bảo trì, nếu có thiết bị hỏng cần thay thế thì các khoa/phòng/trung tâm phối hợp với các Phòng chức năng liên quan lập biên bản làm việc, ghi rõ nội dung cụ thể để báo cáo Giám đốc Bệnh viện có phương án giải quyết.
Đối với các tài sản sửa chữa:
+ Trong trường hợp tài sản hỏng đột xuất:
Khi các khoa/phòng/trung tâm, cá nhân quản lý, sử dụng tài sản công có tài sản hỏng đột xuất thì lập phiếu đề nghị sửa chữa gửi Phòng Vật tư, Phòng Hành chính quản trị theo biểu mẫu phiếu báo hỏng tài sản.
Khi nhận được phiếu bảo hỏng tài sản, Phòng Vật tư, Phòng Hành chính quản trị cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra theo Biên bản kiểm tra (có ghi rõ tình trạng, nguyên nhân hư hỏng, đề xuất biện pháp khắc phục), tổng hợp trình Giám đốc phê duyệt.
Phòng Vật tư, Phòng Hành chính quản trị căn cứ vào các tiêu chuẩn: khả năng cung ứng dịch vụ, chất lượng, giá cả, thời gian để tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ có uy tín và tiến hành ký Hợp đồng sửa chữa, bảo trì theo kế hoạch. Trong quá trình sửa chữa, Phòng Vật tư, Phòng Hành
chính quản trị phối hợp với khoa/phòng/trung tâm liên quan cử người giám sát. Khi hoàn thành việc sửa chữa, bảo trì phải tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành, thanh lý hợp đồng và chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thanh toán.
Kết quả của việc bảo trì, sửa chữa phải được cập nhật vào hồ sơ tài sản công để theo dõi và báo cáo kết quả sửa chữa cho Giám đốc Bệnh viện được biết.
Đơn vị: Triệu đồng
Biểu đồ 2.7. Tình hình sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh)
Nhận xét:
Qua bảng tổng hợp số liệu trên, ta thấy chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSC biến động không nhiều qua các năm, cụ thể: Năm 2017 là 1,785 tỷ đồng; Năm 2018 là 1,588 tỷ đồng; Năm 2019 là 1,740 tỷ đồng (Năm 2019 bằng 110% so với năm 2018 và bằng 97% so với năm 2017). Các gói thầu bảo dưỡng, sửa chữa TSC chủ yếu được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, chỉ định thầu rút gọn để rút ngắn thời gian cũng như giảm bớt các bước trong quy trình thực hiện gói thầu.
1450 1500 1550 1600 1650 1700 1750 1800 Năm 2017
Năm 2018 Năm 2019
Sửa chữa, bảo dưỡng TSC