Hoàn thiện công tác quản lý quá trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 90)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Hàng năm, mặc dù nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TSC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh tăng, tuy nhiên so với nhu cầu của một Bệnh viện Đa khoa cấp tỉnh thì mới chỉ đáp ứng được khoảng 70-80% nhu cầu khám chữa bệnh của Bệnh viện. Việc thiếu các TTBYT gây nên những xáo trộn lớn trong việc bố trí TTBYT phục vụ khám chữa bệnh tại các khoa của Bệnh viện. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc thiếu kinh phí cho đầu tư mua sắm TTBYT tại các cơ sở y tế trong cơ chế tự chủ tài chính hiện nay.

Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay của ngành y tế tỉnh nói chung và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh nói riêng, cần có những giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề này, cho đến nay Nhà nước cũng đã có những ưu đãi đặc biệt cho việc đầu tư trang bị các thiết bị công nghệ cao cho các bệnh viện. Việc xác định các hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết. Trong thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh cần chú trọng đầu tư ưu tiên vào các TSC, mà cụ thể hơn là các TTBYT có nhu cầu cần thiết nhất. Một trong những giải

pháp khắc phục tình trạng này là tạo nguồn vốn, tăng cường đầu tư TTBYT cần thiết. Cụ thể các giải pháp như sau:

- Để tạo nguồn vốn cần có sự huy động kết hợp các nguồn vốn bao gồm ngân sách nhà nước, các dự án ODA, vốn vay ưu đãi và thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư trang thiết bị y tế;

- Đầu tư trang thiết bị nên đầu tư trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng thiết bị ở khoa nào cũng thiếu và ưu tiên những TTBYT thông thường, có tần suất sử dụng cao. Trong khâu lên cấu hình mua sắm TTBYT cần có sự tham gia của đội ngũ bác sỹ có tay nghề và chuyên môn cao.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ.

- Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư TTBYT. Trong quá trình mua sắm TSC, mọi thủ tục cũng như bước thực hiện phải đúng theo quy định của pháp luật về thời gian và quy trình. Ngay từ khâu lập dự toán, danh sách mua sắm cần phải kiểm soát chặt chẽ đúng tiêu chuẩn định mức về mua sắm TSC tránh trường hợp mua sắm TSC tràn lan, không kiểm soát gây lãng phí mà hiệu quả không cao. Việc lựa chọn nhà thầu cần phải công khai minh bạch, lựa chọn nhà thầu hợp lí tránh những trường hợp “bao thầu” gây thất thoát lãng phí nguồn đầu tư.

Tuy nhiên, với yêu cầu hiện đại hóa cơ sở vật chất cũng như bộ máy quản lý, thì việc không ngừng đổi mới cơ chế về thủ tục, quy trình trong đầu tư, xây dựng và mua sắm TSC cần được rút gọn nhẹ, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chặt chẽ chính xác cao. Việc tinh giản trong cơ chế thực hiện quản lý là những biện pháp tác động trực tiếp nhanh chóng, đầu tiên đến việc thực hiện đầu tư xây dựng và mua sắm TSC.

Nâng cao tinh thần cũng như chuyên môn của các cá nhân trong bộ máy quản lý cũng là một trong những biện pháp tác động đến quá trình hình thành TSC tại đơn vị sự nghiệp công một cách tích cực và đem đến hiệu quả tốt nhất. Vì con người là những cá thể tác động trực tiếp và là nguyên nhân xuất phát điểm của quá trình

đẩu tư xây dựng mua sắm vì vậy việc nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyện môn trong quản lý, thực hiện là biện pháp cần thiết.

Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lược sử dụng. Công nghệ thích hợp: công nghệ mới, hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.

Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)