Khái niệm thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 27)

trong giải quyết vụ án hành chính

Hiện nay, trong các sách báo về khoa học pháp lý có nhiều khái niệm khác nhau về thẩm quyền như: “Thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật” - từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2003, hay trong từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học xuất bản năm 1998 thì “Thẩm quyền là tổng thể những quyền, nghĩa vụ mang tính quyền lực – pháp lý do pháp luật quy định”. Nhìn chung thì các khái niệm trên đều thống nhất cho rằng thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền của các cơ quan, cá nhân, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định

Từ các khái niệm như trên, theo tôi thẩm quyền của một cơ quan bao gồm yếu tố quyền và yếu tố nghĩa vụ. Trong thẩm quyền thì yếu tố quyền quyết định tính chất quyền lực của cơ quan đó, nghĩa là khi thực hiện các quyền, cơ quan này nhân danh nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước. Cơ quan đó có quyền, đồng thời có nghĩa vụ phải xem xét, giải quyết vụ việc nhất định hoặc một vấn đề nào đó. Vậy, có thể hiểu thẩm quyền là tổng thể những quyền, nghĩa vụ mang tính quyền lực pháp lý do pháp luật quy định.

Trong khi thực hiện thẩm quyền thì quyền phán quyết bằng việc ra các quyết định pháp luật là yếu tố quan trọng nhất. Trên cơ sở quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền ra những quyết định pháp luật buộc đối tượng phải tuân thủ. Ngoài ra, mỗi cơ quan có hình thức, phương pháp hoạt động riêng theo quy định của pháp luật, vì thế hình thức và phương pháp hoạt động

của cơ quan có thẩm quyền cũng là những yếu tố quan trọng đối với thẩm quyền của cơ quan đó.

Yếu tố nghĩa vụ trong thẩm quyền được hiểu như là trách nhiệm, bổn phận của CQNN trong việc thực hiện quyền hạn của mình và không được vượt qua khuôn khổ quyền hạn do pháp luật quy định. Yếu tố nghĩa vụ trong thẩm quyền là một phương tiện để thực hiện yếu tố quyền tốt hơn, tránh hiện tượng lạm dụng quyền lực, hiện tượng không sử dụng hết quyền của mình gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ chức năng của CQNN.

Như vậy, có thể thấy rằng yếu tố quyền và nghĩa vụ trong thẩm quyền có mối quan hệ khăng khít và bổ sung cho nhau, tạo thành một tổng thể thống nhất trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của các CQNN. Các CQNN chỉ hành động trong khuôn khổ thẩm quyền của mình.

Khái niệm “thẩm quyền trong giải quyết vụ án hành chính” là khái niệm được dùng để chỉ thẩm quyền của các chủ thể tiến hành tố tụng khi tham gia giải quyết vụ án hành chính. Thẩm quyền của các chủ thể này có giới hạn về không gian, về thời gian đối với đối tượng nhất định. Giới hạn về không gian là xem xét thẩm quyền theo khía cạnh quyền lực nhà nước trao cho cơ quan, người có thẩm quyền được áp dụng trên lãnh thổ nhất định theo địa giới hành chính. Giới hạn về thời gian của thẩm quyền được xác định bởi thời điểm bắt đầu và kết thúc việc giải quyết vụ án hành chính. Thẩm quyền về thời gian hay không gian đều luôn được xác định cụ thể. Hiến pháp và các văn bản luật về tổ chức các CQNN hầu như không sử dụng thuật ngữ thẩm quyền, mà phổ biến là thuật ngữ nhiệm vụ và quyền hạn. Thuật ngữ thẩm quyền thường được sử dụng trong các văn bản có tính chất chuyên ngành, ví dụ: trong Luật TTHC năm 2015 tại Chương 2 quy định về thẩm quyền của Tòa án… Thông thường thuật ngữ

thẩm quyền được sử dụng khi cần để xác định những vấn đề, vụ việc thuộc quyền quyết định, giải quyết của một chủ thể nhất định.

Tóm lại, từ các khái niệm về “thẩm quyền”“thẩm quyền trong giải quyết vụ án hành chính” như đã phân tích ở trên thì khái niệm “thẩm quyền của

Viện KSND cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính” là nhiệm vụ, quyền

hạn, trách nhiệm của Viện KSND cấp huyện nhân danh nhà nước thực hiện trong việc giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án khi giải quyết vụ án hành chính có căn cứ và đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)