Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 103)

Trong nhiều năm gần đây, Viện KSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi luôn chú trọng và đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền. Hoạt động này đã

lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân hiểu được trách nhiệm của cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nền Pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đây cũng là giải pháp góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Viện KSND trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Do vậy, để phát huy tốt thẩm quyền của Viện KSND cấp huyện trong giải quyết án hành chính, Viện KSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục phát huy sức mạnh của “Kênh thông tin, tuyên truyền”, với tần suất nhiều hơn, sâu sắc hơn về nội dung, về vai trò của người KSV Viện KSND trong việc đồng hành cùng với người dân “Bảo vệ pháp luật”, “công bằng, lẽ phải”. Khi người dân biết được, hiểu được và nhận thức được vị trí, vai trò của Viện kiểm sát là “Cơ quan Bảo vệ pháp luật”, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân và được sử ủng hộ, tin cậy của nhân dân, cũng như của toàn xã hội sẽ góp phần rất lớn cho việc thực hiện có hiệu quả thẩm quyền của Viện KSND cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính cũng như thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành công tác kiểm sát giải quyết án hành chính

Lãnh đạo Viện KSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục quán triệt và nhận thức sâu sắc về chủ trương, chiến lược cải cách tư pháp của Đảng, quan tâm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết án hành chính. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động, thao tác nghiệp vụ của KSV trong việc áp dụng pháp luật đúng quy định, đúng quy chế nghiệp vụ của Ngành. Người lãnh đạo phải sâu sát, linh hoạt trong quá trình điều hành, thường xuyên nắm bắt được khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc, yêu cầu của công việc phải thực hiện trong từng thời gian cụ thể

người lãnh đạo phải nắm được năng lực, khả năng, thế mạnh, sở trường cũng như những hạn chế, nhược điểm của từng KSV để có thể phân công trong những vụ án cụ thể nhằm phát huy tốt nhất sở trường của họ trong quá trình giải quyết án. Chủ động trong công tác kiểm tra nhằm phát hiện những thiếu sót, tồn tại của đơn vị, của KSV. Trên cơ sở đó định hướng, thống nhất biện pháp khắc phục. Thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo, trả lời thỉnh thị, kịp thời ban hành những văn bản thông báo rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

Lãnh đạo Viện KSND cấp huyện phải biết gắn chặt vai trò của mình là lãnh đạo song cũng đồng thời là người quản lý. Bên cạnh đó lãnh đạo Viện KSND cấp huyện phải trau dồi đạo đức cách mạng, nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên học tập, cập nhật những kiến thức mới, những vấn đề về lý luận, thực tiễn mới được bổ sung nhằm nâng cao kiến thức tổng hợp, phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của người Viện trưởng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Trước yêu cầu mới của xã hội học tập, người lãnh đạo không chỉ hô hào mọi người học tập thường xuyên mà phải là tấm gương cho cán bộ đơn vị về việc học tập.

Cuối cùng Lãnh đạo Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, đồng thời cũng phải biết tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương; tranh thủ sự giúp đỡ về nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ chuyên môn. Xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với các cơ quan trong khối nội chính. Xây dựng kế hoạch tự đào tạo, đào tạo tại chỗ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, KSV của đơn vị. Làm tốt công tác quy hoạch để kịp thời bổ sung nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý cho đơn vị mình và cho ngành.

3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết án hành chính việc giải quyết án hành chính

Để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết án hành chính, các Viện KSND trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục duy trì và tăng cường sự phối hợp giữa Viện KSND các cấp, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị làm tốt, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hoặc cách làm đạt chất lượng cao trong công tác kiểm sát giải quyết án hành chính.

Hằng năm, Viện KSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải phối hợp với Tòa án xây dựng kế hoạch xét xử các phiên tòa rút kinh nghiệm, để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng tham gia phiên tòa, kiểm sát hoạt động xét xử của KSV trong việc giải quyết vụ án hành chính.

Các Viện KSND và Tòa án cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo định kỳ công tác hoặc đột xuất nên tổ chức họp liên ngành để cùng bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết án hành chính để tiến đến hoàn thiện Quy chế phối hợp trong công tác giải quyết án hành chính, nhằm tăng cường, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong công tác giữa các bên.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa Tòa án và Viện kiểm sát về việc khi Tòa án chuyển thông báo thụ lý, thông báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát thì Tòa án gửi kèm theo đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan làm căn cứ trả lại đơn cho Viện kiểm sát.

Viện KSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần sớm cụ thể hóa nội dung “Tăng cường quan hệ phối hợp với Tòa án cùng cấp xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân phù hợp với quy định mới của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, bảo đảm để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện tốt nhiệm vụ” mà Viện KSND tối cao đã chỉ đạo theo Chỉ thị số 04 ngày 22/3/2018 của Viện KSND tối cao.

Hiện nay các Quy chế phối hợp giữa Viện KSND và TAND cấp huyện trong việc giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa phù hợp với thực tế, các quy chế phối ở cấp huyện có nơi chỉ kế thừa từ quy

phương. Cá biệt có địa phương chưa ký kết quy chế phối hợp trong việc giải quyết các vụ án hành chính theo Luật TTHC năm 2015 như: Tây Trà, Minh Long, Sơn Tây. Vì vậy, đề nghị các Viện KSND và TAND cấp huyện cần chủ động phối hợp sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Quy chế phối hợp giữa Viện KSND và TAND cấp huyện để phù hợp với quy định mới của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, bảo đảm để cán bộ, KSV thực hiện tốt tốt hơn nhiệm vụ và khắc phục những bất cập như đã nêu trên khi xem xét xử lý các án hành chính trong thời gian qua.

Tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác giải quyết án hành chính; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chức năng của các Viện KSND cấp huyện, đặc biệt là chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHC. Chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan phối hợp trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ giúp cho quá trình thụ lý, giải quyết vụ án hành chính của Tòa án được kịp thời, chính xác.

Thường trực cấp ủy Đảng ở địa phương cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị ở cấp mình nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan để giải quyết vụ án nhưng không can thiệp, tác động vào việc giải quyết vụ án hành chính để góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là đối với những trường hợp mà đương sự cố tình chống đối, ngăn cản, không hợp tác với Tòa án và các cơ quan liên quan khi thực hiện công tác đo đạc, định giá… làm cho vụ án kéo dài không được giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự và ảnh hưởng đến chất lượng việc giải quyết vụ án.

Khắc phục tâm lý thụ động, e ngại, né tránh, sợ bị ảnh hưởng bởi cơ chế giám sát, quản lý hành chính của chính quyền địa phương, đề cao tính độc lập của KSV trong việc kiểm sát giải quyết án hành chính.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn đã đưa ra các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể cho tỉnh Quảng Ngãi nhằm bảo đảm việc thực hiện thẩm quyền của Viện KSND cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, các giải pháp này còn góp phần giúp TAND cấp huyện có thể giải quyết và xét xử đạt chất lượng tốt, là cơ sở để Tòa án ra bản án, quyết định chính xác, khách quan; góp phần hạn chế kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa người dân với các CQNN; ổn định trật tự xã hội. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức được bảo vệ kịp thời, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao, pháp chế xã hội chủ nghĩa được bảo đảm, tăng cường pháp chế và bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, của tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong những năm qua, với chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của mình, Viện KSND với vị trí, vai trò là một cơ quan tiến hành tố tụng và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hành chính đã bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần bảo vệ Nhà nước, chế độ và quyền dân chủ của công dân, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước của Đảng và nhân dân ta. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thẩm quyền của mình, các Viện KSND cấp huyện còn tồn tại, thiếu sót cả về nhận thức lẫn về nghiệp vụ chuyên môn.

Luận văn đã phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tham gia giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND cấp huyện. Thông qua việc phân tích pháp luật hiện hành và tình hình áp dụng pháp luật trên thực tế của địa phương, Luận văn đã làm rõ những nội dung cơ bản về việc tham gia giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND cấp huyện, các quy định về kiểm sát thụ lý vụ án hành chính; kiểm sát việc ra bản án, quyết định tố tụng; tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hành chính, kiểm sát thông qua việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị đồng thời chỉ ra một số bất cập, hạn chế của pháp luật TTHC gây khó khăn đối với việc thực hiện thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND để tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển của đất nước, công cuộc cải cách tư pháp đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho ngành Kiểm sát, dựa theo một số phân tích, kết quả nghiên cứu của luận văn, học viên đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND cấp huyện, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, nâng cao vai trò của ngành Kiểm sát để góp phần cùng ngành Toà án ban hành các bản án, quyết định đúng pháp luật. Để đạt được điều đó đòi hỏi công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của Viện KSND cần cố gắng nhiều hơn nữa, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những thiếu sót, tồn tại góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành Kiểm sát./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bí thư (2003), số: 32 - CT/TW Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (1960), số 13-TT/TW Thông tri về việc tăng cường lãnh đạo công tác kiểm sát, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2005), số: 49-NQ/TW Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một buớc nền hành chính, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (1963), số: 68-NQ/TW ngày 01/12/1963 Nghị quyết của Bộ chính trị về công tác kiểm sát, Hà Nội.

6. Bộ chính trị (1975), Nghị quyết số 245/NQ-TW Nghị quyết về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, Hà Nôị.

7. Bộ chính trị (1989), Quyết định số 83-QĐ/TW Quyết định về việc chia

tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, Hà Nội. kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII

ra nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình để tái lập tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội.

8. Bộ Chính trị (2002), số 08 – NQ/TW Nghị quyết về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW Về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

10. Chính phủ (1994), Nghị định 83-CP Nghị định về việc chia huyện Sơn Hà thành huyện Sơn Tây và huyện Sơn Hà thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội. 11. Chính phủ (2003), Nghị định 145/2003/NĐ-CP Nghị định về việc thành

lập huyện Tây Trà; mở rộng thị trấn, thành lập xã và đổi tên xã thuộc

các huyện Bình Sơn, Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội.

12. Chính phủ (2005), Nghị định 112/2005/NĐ-CP Nghị định về việc thành

lập Thành phố Quảng ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội.

13. Chủ tịch nước (1945), số: 41 Sắc lệnh của Chủ tịch nước sô 41 ngày 03/10/1945, Hà Nội.

14. Chủ tịch nước (1957), số 004/SLT Sắc luật số 004/SLT ngày 20/7/1957 về bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, Hà Nội. 15. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

16. Bùi Xuân Đức (1995), “Phân định tài phán hành chính và tư pháp hành chính”, Nhà nước và pháp luật, số 3, tr. 3.

17. Nguyễn Duy Gia (1995), Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Thị Thu Hà (2015), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong

TTHC – Qua thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ luật học,

Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hải Phòng.

19. Lê Văn Hảo (2017), “Những lưu ý khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hành chính”, Tạp chí kiểm sát, số 13/2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 103)