Nâng cao nhận thức của những người tiến hành tố tụng, người tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 97 - 98)

tham gia tố tụng.

Nhà nước ta là nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa, nghĩa là tất cả các CQNN, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Bởi vậy, nâng cao nhận thức của người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng nói riêng, cũng như của người dân nói chung là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Việc tăng cường nhận thức pháp luật của nguời tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có tầm ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Trong TTHC, bằng việc nâng cao nhận thức của người tham gia tố tụng về vai trò của Toà án, Viện kiểm sát, người bào chữa, KSV, các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng…cũng góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động giải quyết vụ án hành chính. Để thực hiện được điều đó thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị chỉ rõ:

“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”. Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác

phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải được thực hiện có trọng điểm và gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, có thể tập trung tuyên truyền trên báo, đài, trang thông tin điện tử... Để nâng cao hiệu quả của công tác này, nhân tố con người là quan trọng nhất, bởi vậy cần thường xuyên bồi dưỡng và định hướng nội dung giáo dục pháp luật thường xuyên cho đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật. Công tác này cũng cần đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp. Phổ biến giáo dục pháp luật phải thường xuyên, liên tục, có tính kế thừa, tập trung tuyên truyền những vẫn đề mang tính cấp bách; hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện phải dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm tình hình từng vùng, địa bàn, đối tượng, bảo đảm hiệu quả và thiết thực.

Đối với những người tiến hành tố tụng nói riêng, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế; có phẩm chất đạo đức trong sáng; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, công tâm thực hiện nhiệm vụ, bản lĩnh và có kỷ cương, ý thức tổ chức kỷ luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)