Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 105 - 115)

Để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết án hành chính, các Viện KSND trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục duy trì và tăng cường sự phối hợp giữa Viện KSND các cấp, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị làm tốt, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hoặc cách làm đạt chất lượng cao trong công tác kiểm sát giải quyết án hành chính.

Hằng năm, Viện KSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải phối hợp với Tòa án xây dựng kế hoạch xét xử các phiên tòa rút kinh nghiệm, để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng tham gia phiên tòa, kiểm sát hoạt động xét xử của KSV trong việc giải quyết vụ án hành chính.

Các Viện KSND và Tòa án cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo định kỳ công tác hoặc đột xuất nên tổ chức họp liên ngành để cùng bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết án hành chính để tiến đến hoàn thiện Quy chế phối hợp trong công tác giải quyết án hành chính, nhằm tăng cường, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong công tác giữa các bên.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa Tòa án và Viện kiểm sát về việc khi Tòa án chuyển thông báo thụ lý, thông báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát thì Tòa án gửi kèm theo đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan làm căn cứ trả lại đơn cho Viện kiểm sát.

Viện KSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần sớm cụ thể hóa nội dung “Tăng cường quan hệ phối hợp với Tòa án cùng cấp xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân phù hợp với quy định mới của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, bảo đảm để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện tốt nhiệm vụ” mà Viện KSND tối cao đã chỉ đạo theo Chỉ thị số 04 ngày 22/3/2018 của Viện KSND tối cao.

Hiện nay các Quy chế phối hợp giữa Viện KSND và TAND cấp huyện trong việc giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa phù hợp với thực tế, các quy chế phối ở cấp huyện có nơi chỉ kế thừa từ quy

phương. Cá biệt có địa phương chưa ký kết quy chế phối hợp trong việc giải quyết các vụ án hành chính theo Luật TTHC năm 2015 như: Tây Trà, Minh Long, Sơn Tây. Vì vậy, đề nghị các Viện KSND và TAND cấp huyện cần chủ động phối hợp sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Quy chế phối hợp giữa Viện KSND và TAND cấp huyện để phù hợp với quy định mới của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, bảo đảm để cán bộ, KSV thực hiện tốt tốt hơn nhiệm vụ và khắc phục những bất cập như đã nêu trên khi xem xét xử lý các án hành chính trong thời gian qua.

Tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác giải quyết án hành chính; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chức năng của các Viện KSND cấp huyện, đặc biệt là chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHC. Chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan phối hợp trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ giúp cho quá trình thụ lý, giải quyết vụ án hành chính của Tòa án được kịp thời, chính xác.

Thường trực cấp ủy Đảng ở địa phương cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị ở cấp mình nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan để giải quyết vụ án nhưng không can thiệp, tác động vào việc giải quyết vụ án hành chính để góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là đối với những trường hợp mà đương sự cố tình chống đối, ngăn cản, không hợp tác với Tòa án và các cơ quan liên quan khi thực hiện công tác đo đạc, định giá… làm cho vụ án kéo dài không được giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự và ảnh hưởng đến chất lượng việc giải quyết vụ án.

Khắc phục tâm lý thụ động, e ngại, né tránh, sợ bị ảnh hưởng bởi cơ chế giám sát, quản lý hành chính của chính quyền địa phương, đề cao tính độc lập của KSV trong việc kiểm sát giải quyết án hành chính.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn đã đưa ra các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể cho tỉnh Quảng Ngãi nhằm bảo đảm việc thực hiện thẩm quyền của Viện KSND cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, các giải pháp này còn góp phần giúp TAND cấp huyện có thể giải quyết và xét xử đạt chất lượng tốt, là cơ sở để Tòa án ra bản án, quyết định chính xác, khách quan; góp phần hạn chế kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa người dân với các CQNN; ổn định trật tự xã hội. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức được bảo vệ kịp thời, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao, pháp chế xã hội chủ nghĩa được bảo đảm, tăng cường pháp chế và bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, của tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong những năm qua, với chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của mình, Viện KSND với vị trí, vai trò là một cơ quan tiến hành tố tụng và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hành chính đã bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần bảo vệ Nhà nước, chế độ và quyền dân chủ của công dân, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước của Đảng và nhân dân ta. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thẩm quyền của mình, các Viện KSND cấp huyện còn tồn tại, thiếu sót cả về nhận thức lẫn về nghiệp vụ chuyên môn.

Luận văn đã phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tham gia giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND cấp huyện. Thông qua việc phân tích pháp luật hiện hành và tình hình áp dụng pháp luật trên thực tế của địa phương, Luận văn đã làm rõ những nội dung cơ bản về việc tham gia giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND cấp huyện, các quy định về kiểm sát thụ lý vụ án hành chính; kiểm sát việc ra bản án, quyết định tố tụng; tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hành chính, kiểm sát thông qua việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị đồng thời chỉ ra một số bất cập, hạn chế của pháp luật TTHC gây khó khăn đối với việc thực hiện thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND để tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển của đất nước, công cuộc cải cách tư pháp đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho ngành Kiểm sát, dựa theo một số phân tích, kết quả nghiên cứu của luận văn, học viên đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND cấp huyện, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, nâng cao vai trò của ngành Kiểm sát để góp phần cùng ngành Toà án ban hành các bản án, quyết định đúng pháp luật. Để đạt được điều đó đòi hỏi công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của Viện KSND cần cố gắng nhiều hơn nữa, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những thiếu sót, tồn tại góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành Kiểm sát./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bí thư (2003), số: 32 - CT/TW Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (1960), số 13-TT/TW Thông tri về việc tăng cường lãnh đạo công tác kiểm sát, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2005), số: 49-NQ/TW Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một buớc nền hành chính, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (1963), số: 68-NQ/TW ngày 01/12/1963 Nghị quyết của Bộ chính trị về công tác kiểm sát, Hà Nội.

6. Bộ chính trị (1975), Nghị quyết số 245/NQ-TW Nghị quyết về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, Hà Nôị.

7. Bộ chính trị (1989), Quyết định số 83-QĐ/TW Quyết định về việc chia

tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, Hà Nội. kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII

ra nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình để tái lập tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội.

8. Bộ Chính trị (2002), số 08 – NQ/TW Nghị quyết về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW Về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

10. Chính phủ (1994), Nghị định 83-CP Nghị định về việc chia huyện Sơn Hà thành huyện Sơn Tây và huyện Sơn Hà thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội. 11. Chính phủ (2003), Nghị định 145/2003/NĐ-CP Nghị định về việc thành

lập huyện Tây Trà; mở rộng thị trấn, thành lập xã và đổi tên xã thuộc

các huyện Bình Sơn, Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội.

12. Chính phủ (2005), Nghị định 112/2005/NĐ-CP Nghị định về việc thành

lập Thành phố Quảng ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội.

13. Chủ tịch nước (1945), số: 41 Sắc lệnh của Chủ tịch nước sô 41 ngày 03/10/1945, Hà Nội.

14. Chủ tịch nước (1957), số 004/SLT Sắc luật số 004/SLT ngày 20/7/1957 về bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, Hà Nội. 15. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

16. Bùi Xuân Đức (1995), “Phân định tài phán hành chính và tư pháp hành chính”, Nhà nước và pháp luật, số 3, tr. 3.

17. Nguyễn Duy Gia (1995), Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Thị Thu Hà (2015), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong

TTHC – Qua thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ luật học,

Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hải Phòng.

19. Lê Văn Hảo (2017), “Những lưu ý khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hành chính”, Tạp chí kiểm sát, số 13/2017.

20. Trần Thị Hiền (2015), Luật TTHC 2010 và thực tiễn giải quyết các vụ

án hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường đại học

Luật Hà Nội, Hà Nội.

21. Hội đồng Nhà nước (1989), số: không số Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nôị.

22. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2016), số: 02/2016/NQ- HĐTP Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính, Hà Nội.

23. Phiên tòa rút kinh nghiệm ngày 21/02/2017 của TAND huyện Đức Phổ. 24. Phòng 10 – Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo số 2054/BC-

VKS-P10 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2015 của Phòng 10 –

Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

25. Phòng 10 – Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi (2016), Báo cáo số 2195/BC- VKS-P10 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2016 của Phòng 10 –

Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

26. Phòng 10 – Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo số 2434/BC- VKS-P10 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2017 của Phòng 10 –

Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

27. Phòng 10 – Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi (2017), Hướng dẫn số 432/HD-VKS-P10 Hướng dẫn Công tác kiểm sát giải quyết các vụ án

Hành chính theo quy định pháp luật năm 2017, Quảng Ngãi.

28. Phòng 10 – Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi (2018), Báo cáo số 223/BC- VKS-P10 Báo cáo số lượng biên chế kiểm sát giải quyết vụ án hành chính

của Phòng 10 – Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

29. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Hà Nội.

30. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Hà Nội.

32. Quốc hội (1960), số: Không số Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

33. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1980, Hà Nội.

34. Quốc hội (1981), số: Không số Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 35. Quốc hội (1981), số: Không số Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà

Nội.

36. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà Nội.

37. Quốc hội (1992), số: Không số Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 38. Quốc hội (1992), số: Không số Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà

Nội.

39. Quốc hội (1995), số: 43-L/CTN Luật số 43-L/CTN ngày 28/10/1995 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

40. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà Nội.

41. Quốc hội (2002), số: 33/2002/QH10 Luật của Quốc hội Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.

42. Quốc hội (2002), số: 34/2002/QH10 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

43. Quốc hội (2003), số 19/2003/QH11 Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 44. Quốc hội (2010), số 64/2010/QH12 Luật tố tụng hành chính, Hà Nội. 45. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt

Nam, Hà Nội.

46. Quốc hội (2014), số: 62/2014/QH13 Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 47. Quốc hội (2014), số: 63/2014/QH13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân

48. Quốc hội (2015), Luật số 101/2015/QH13 Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

49. Quốc hội (2015), Luật số 92/2015/QH13 Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 50. Quốc hội (2015), Luật số 93/2015/QH13 Luật tố tụng hành chính, Hà

Nội.

51. Quốc hội (2015), Số: 104/2015/QH13 Nghị quyết về việc thi hành Luật tố tụng hành chính, Hà Nội.

52. Lê Việt Sơn (2016), “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong TTHC theo luật TTHC năm 2015”, Tạp chí kiểm sát, số 05/2016.

53. Lê Phương Thanh (2015), Địa vị pháp lý của Kiểm sát viên trong TTHC

ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã

hội, Hà Nội.

54. Vũ Thư (2003), “Sự hình thành và phát triển của tư pháp hành chính ở nước ta”, Nghiên cứu lập pháp, số 8, tr. 23.

55. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình lý luận về nhà nước và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 105 - 115)