Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến việc thực hiện thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 64)

quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Đường lối, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp

Hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã định hướng cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát như sau: “Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án”.

Quán triệt những nội dung trên, các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khi thực hiện thẩm quyền của mình trong việc giải quyết các vụ án hành chính đã chủ động bố trí lực lượng cán bộ, tập trung kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết các vụ án, vụ việc, trong đó chú trọng kiểm sát các bản án, quyết định của tòa án; tích cực, chủ động tham gia các phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính, ở giai đoạn sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Qua

công tác kiểm sát giải quyết các vụ án các Viện KSND cấp huyện kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục nhiều vi phạm pháp luật, đồng thời tổng hợp tình hình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết các “điểm nóng”, khiếu kiện bức xúc, kéo dài; giúp cho các CQNN thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước của mình.

Điều trước tiên là sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của KSV, lãnh đạo các đơn vị, cụ thể là các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính.Từ sau khi có Nghị quyết số 08/NQ-TW và 49/NQ-TW của Bộ chính trị thì vấn đề kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính đã tác động rất lớn đến nhận thức của Lãnh đạo và KSV toàn ngành kiểm sát. Quán triệt chỉ thị số 01/2007/CT- VKSTC ngày 18/1/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngay từ năm đầu năm 2007 lãnh đạo Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định giao cho Phòng 10 phụ trách chuyên đề “Công tác kiểm sát xét xử tại phiên toà hành chính theo tinh thần cải cách tư pháp” mà chúng ta vẫn quen gọi là Chuyên đề về “Phiên toà mẫu”. Đến năm 2011 thì tên gọi Chuyên đề đã được thay đổi thành “Tổ chức các phiên toà rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát xét xử của KSV”.

Bên cạnh Chuyên đề này lãnh đạo Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi còn chỉ đạo xây dựng nhiều chuyên đề khác phục vụ công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính như Chuyên đề: “Nâng cao kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên toà hành chính”, tổ chức nhiều lớp tập huấn về các kỹ năng hoạt động trước phiên tòa, tại phiên tòa quán triệt tới lãnh đạo, KSV của các Viện KSND cấp huyện do vậy đã đảm bảo chất lượng việc thực hiện thẩm quyền của Viện KSND cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính. Đặc biệt là chuẩn bị các dự kiến phát sinh tại phiên tòa từ phần thủ tục đến suốt quá trình xét xử; đề cương xét hỏi. Các KSV cấp huyện đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở giai đoạn

trước khi xét xử như nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị đề cương xét hỏi, dự thảo bài phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Các bài phát biểu ngày một chi tiết, cẩn thận hơn để có thể chủ động trong các tình huống phát sinh tại phiên tòa. Do có sự chuẩn bị tốt các nội dung nên tại phiên tòa KSV đã chủ động tham gia xét hỏi, KSV ngày càng thể hiện tính dân chủ, đúng luật, hợp tình, hợp lý nhiều phiên toà đã đạt được đúng những yêu cầu về cải cách tư pháp, được dư luận quần chúng nhân dân, cấp uỷ địa phương đánh giá cao. So với thời điểm trước khi có Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị tình trạng KSV không tham gia xét hỏi, không theo dõi ghi chép diến biến phiên tòa thì đến nay tình trạng này đã được khắc phục. Nhiều vụ án phức tạp, các Viện KSND cấp huyện đã phối hợp với Tòa án xét xử đạt chất lượng tốt, đã khẳng định vai trò của KSV đó là sự thể hiện được bản lĩnh vững vàng, bám sát các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng.

Thái độ khi tham gia phiên tòa của KSV thể hiện khiêm tốn, khách quan, bình đẳng và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng. Quá trình xét hỏi không lan man dài dòng mà luôn đi vào trọng tâm, ngắn gọn, dễ hiểu. Kết quả của việc làm này không chỉ tranh thủ được sự đồng tình của dư luận mà còn tranh thủ được sự ủng hộ đồng tình của Hội đồng xét xử đối với Viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ án.

Nhiều bài phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án và xét hỏi KSV đã dựa vào chứng cứ của vụ án gắn với tình hình thực tế của địa phương để tuyên truyền giáo dục pháp luật và chủ trương chính sách pháp của Đảng và Nhà nước. Qua đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật ở địa phương.

Nghị quyết 08/NQ-TW và 49/NQ-TW thực sự đã tác động rất lớn đến nhận thức của KSV. Song khi nói đến sự nỗ lực cố gắng của KSV tại phiên tòa thì chúng ta cũng cần phải nói đến sự ảnh hưởng của Nghị quyết đối với những người bào chữa, họ đầu tư tốt hơn trong quá trình nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho việc tranh tụng, nội dung bài bào chữa sắc sảo hơn, quan tâm đến sự thiếu sót của tố tụng hơn. Nhiều Luật sư có kỹ năng bào chữa rất tốt, linh hoạt biết khai thác và vận dụng triệt để, để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Đối với Thẩm phán chủ tọa cũng đã nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong hoạt động điều hành phiên tòa, đảm bảo tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của Luật sư, đương sự...đồng thời tạo điều kiện cho các bên được tranh tụng và đối đáp, đảm bảo sự dân chủ, bình đẳng trong tranh tụng. Nội dung các bản án gần đây đã có sự thay đổi căn bản so với trước đây. Nhiều bản án đã giành một phần nội dung đáng kể để đưa ra hững nhận định đánh giá về những quan điểm của KSV và của Luật sư, người tham gia tố tụng.

Ngoài ra từ khi có Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng địa phương đối với các Viện kiểm sát nhân dân huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua là rất sâu sát. Cấp uỷ Đảng ở địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cơ quan tư pháp quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về các trọng tâm công tác tư pháp về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; về củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, KSV. Hàng năm, Cấp uỷ đều có báo cáo kết quả công tác cải cách tư pháp và đề ra nhiệm vụ trọng tâm của năm tới. Sự lãnh đạo của Cấp uỷ hiện nay đối với các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là ổn định.

2.2.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ kiểm sát viên

Bên cạnh việc hình thành tổ chức kiểm sát cấp huyện, nhà nước ta cũng đã quan tâm đảm bảo nguồn nhân lực để có thể đảm nhiệm tốt công tác kiểm

sát, một trong số đó là nguồn nhân lực KSV. Pháp luật hiện hành quy định

“Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (Điều 74 Luật tổ chức Viện KSND năm 2014) và tiêu chuẩn chung của KSV như sau:

“Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; Có trình độ cử nhân luật trở lên; Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát; Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này; Có sức khỏe

bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao” (Điều 75 Luật tổ chức Viện KSND

năm 2014). Đây là những tiêu chuẩn về đạo đức, đạo đức chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ, thời gian công tác và sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Trước đây, yêu cầu về bằng cấp đối với người được tuyển chọn bổ nhiệm KSV chỉ dừng lại ở trình độ cao đẳng, mà cụ thể là tốt nghiệp Cao đẳng kiểm sát [58, tr.105], điều này chưa đảm bảo được trình độ chuyên môn và kiến thức pháp luật cần thiết. Để khắc phục tình trạng trên, pháp luật hiện hành quy định một trong những tiêu chuẩn của KSV là phải có trình độ cử nhân luật. Thực tế tại các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy quy định về trình độ cử nhân luật đối với người được bổ nhiệm làm KSV đã góp phần thống nhất mặt bằng trình độ của KSV, khắc phục được tình trạng bổ sung công chức làm nghiệp vụ không theo quy định, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng kiểm sát trong một thời gian tương đối dài. Điều này bảo đảm cho các KSV có kiến thức pháp lý sâu rộng, được đào tạo bài bản, giúp KSV có sự nhìn nhận, đánh giá vấn đề khách quan, chính xác, đầy đủ hơn. Ngoài ra, quy định về thời gian công tác thực tiễn đối với KSV là vấn đề hết sức quan trọng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm và có thêm những kinh nghiệm,

trau dồi thêm kiến thức, hoàn thiện khả năng của bản thân, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tế đặt ra.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tiêu chuẩn KSV, công tác cán bộ của ngành kiểm sát đã được chú trọng về cả chất và lượng. Trong những năm qua, nhất là những năm gần đây Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm đến công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm xây dựng đội ngũ công chức, KSV ngày càng “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh

thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”. Hàng

năm, Viện KSND tỉnh luôn bám sát kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Viện KSND tối cao để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Từ năm 2015 đến năm 2017, Viện kiểm sát tỉnh đã cử gần 100 lượt công chức đi đào tạo các lớp: Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, cao học luật, cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ…

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy Viện KSND cấp huyện gồm 01 Viện KSND thành phố trực thuộc tỉnh và 13 Viện KSND huyện với tổng số 132 biên chế chính thức, cụ thể có 14 Viện trưởng là KSV trung cấp, 01 Phó viện trưởng là KSV trung cấp, 15 Phó viện trưởng là KSV sơ cấp, 41 KSV sơ cấp, 28 Kiểm tra viên, 18 Chuyên viên và 15 cán sự văn thư, kế toán [67, tr.105]. Trong đó số lượng phụ trách công tác giải quyết vụ án hành chính là 21 KSV cùng với 12 Kiểm tra viên, chuyên viên giúp việc [28, tr.102] chiếm 32% số lượng công chức giải quyết án. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ KSV của các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tương đối đồng đều, tất cả đều được đào tạo qua các lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, ngoài ra đa phần KSV đều tham các hội nghị tập huấn chuyên sâu về công tác giải quyết vụ án hành chính thông qua các hội nghị mà Viện KSND tối cao và tỉnh tổ chức. So với

mức trung bình của các tỉnh, thành trong cả nước có thể nhận thấy số lượng công chức làm công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính của các Viện KSND cấp huyện là ở mức trên trung bình, cụ thể thì tổng số KSV cấp huyện phụ trách công tác giải quyết vụ án hành chính trong toàn nước là 1073 KSV [68, tr.105], trung bình mỗi tỉnh thành là 17 KSV. Như vậy có thể nhận thấy các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động trong việc quản lý và sử dụng công chức đảm bảo hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo sự hài hòa giữa quản lý biên chế công chức với tuyển dụng, sử dụng công chức.

Một khía cạnh khác, việc nghiên cứu so sánh tỷ lệ về số lượng các vụ án hành chính mà Tòa án thụ lý giải quyết hàng năm trên địa bàn với số KSV hiện có của các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có thể thấy số lượng công việc mà KSV phải gánh vác là vừa phải, cụ thể trung bình 03 năm số lượng vụ án hành chính mà Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần phải giải quyết là 21 vụ án, như vậy trung bình 01 KSV sẽ kiểm sát giải quyết 01 vụ án hành chính. Tuy nhiên, ngoài công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính thì các KSV ở cấp huyện còn phải kiêm nhiệm nhiều khâu công tác do sự phân công của Viện trưởng. Đơn cử tại Viện KSND huyện Tư Nghĩa, là một huyện thuộc nhóm III, có lượng án trung bình trên 250 đến dưới 350 vụ/năm, tổng lượng án Dân sự – Hành chính – Kinh doanh thương mại – Lao động phải giải quyết năm 2015 là 211 vụ, năm 2016 là 257 vụ, năm 2017 là 302 vụ, trung bình 03 năm là 257 vụ [28, tr. 102], căn cứ vào Quyết định phân công công tác của Viện trưởng Viện KSND huyện Tư Nghĩa số 33/QĐ-VKS (ngày 23/11/2015) và 42/QĐ-VKS (ngày 28/11/2016) thì số lượng KSV phụ trách bộ phận dân sự hành chính là 02 KSV (trong đó có 01 Phó viện trưởng là lãnh đạo bộ phận). Như vậy, trung bình 01 KSV sẽ kiểm sát 128 vụ án. Từ thực

còn phải hiểu và cập nhật kiến thức pháp luật về các án khác để đáp ứng được nhu cầu xử lý công việc được giao rất lớn.

Để nâng cao năng suất lao động, chất lượng hiệu quả công việc, nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực, Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi cũng như Viện KSND cấp huyện đã tổ chức các cuộc thi, các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của đội ngũ công chức làm công tác kiểm sát đối với tất cả các loại án như hành chính, dân sự, kinh doanh thương mại… Theo báo cáo tổng kết năm của Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2015, toàn tỉnh đã cử 18 công chức tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do ngành và các cơ quan liên quan tổ chức, 02 đồng chí tham dự lớp Trung cấp chính trị, Viện KSND tỉnh tổ chức 01 cuộc tập huấn kỹ năng kiểm sát tại phiên tòa Dân sự – Hành chính – Kinh doanh thuơng mại – Lao động cho toàn bộ công chức đang công tác trong bộ phận này [65, tr.105]. Hay trong năm 2017, Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi đã cử 09 công chức tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng về nghiệp vụ, đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát cho 11 người, đào tạo trung cấp chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)