3.2.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa Một là, khi tham gia phiên tòa, KSV cần phải chuẩn bị cho mình tác phong đàng hoàng, trang phục gọn gàng, trang nghiêm, đúng quy định của Ngành. Nếu KSV có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, nắm vững hồ sơ vụ án, nắm vững các quy định pháp luật, trạng thái tinh thần, sức khỏe tốt thì tính chủ động, linh hoạt, nhạy bén, tự tin sẽ thể hiện ra bên ngoài qua tác nghiệp tại phiên tòa. Đặc biệt, đối với các Viện KSND như: thành phố Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình
sư tham gia hay có nhiều đương sự khiếu nại, khiếu kiện kéo dài thì KSV cần phải lưu ý có sự chuẩn bị chu đáo hơn nữa, đặt ra nhiều tình huống để ứng phó.
Hai là, thực tế cho thấy việc không lập dự thảo kế hoạch tham gia hỏi và đặc biệt các biên bản theo dõi phiên tòa của một số KSV ở các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn sơ sài, không thể hiện được diễn biến phiên tòa. Vì vậy, để thực hiện tốt phần xét hỏi thì KSV cần phải lập kế hoạch hỏi với các câu hỏi dự kiến và phải tiến hành ghi chép đầy đủ ngay từ khi bắt đầu phiên tòa. Nếu trong phần xét hỏi và tranh luận, KSV càng ghi chép đầy đủ, chi tiết càng tốt, bởi thực tế không có gì khẳng định được rằng chúng ra sẽ nhớ hết tất cả các câu hỏi, câu trả lời và các ý kiến trình bày của đương sự trong quá trình xét hỏi, tranh luận. Do đó ghi chép đầy đủ và có sự đối chiếu với danh sách câu hỏi dự kiến sẽ giúp KSV rà soát, tìm ra những mâu thuẫn, những điểm "chốt" cần làm sáng tỏ để kịp thời bổ sung các câu hỏi thêm cũng như loại bỏ câu hỏi trùng lặp.
Ba là, cần nhận thức đúng rằng việc đương sự đặt câu hỏi với các đương sự khác trong phần hỏi hoàn toàn không đồng nhất với việc đương sự trình bày ý kiến phản bác quan điểm đối phương trong phần tranh luận. Do đó, trong tình huống Chủ tọa phiên tòa không cho phép đương sự đặt câu hỏi, KSV cần đặt câu hỏi đối với đương sự về việc có yêu cầu được đặt câu hỏi đối với đương sự khác hay không? Nếu có thì đề nghị Hội đồng xét xử cho phép đương sự được thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật. Cũng theo quy định của Luật TTHC, đương sự có quyền và nghĩa vụ tự bảo vệ mình thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng tại phiên tòa. Để kiểm sát quá trình này, KSV có thể đặt câu hỏi đối với các đương sự về việc Tòa án có đảm bảo cho đương sự được thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án hay không? Bên cạnh đó, đối với những vụ án mà đương sự có thái độ chấp hành pháp luật không tốt, không hợp tác với Tòa án như không chấp
hành giấy triệu tập của Tòa án, từ chối tham gia các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án thì KSV cũng cần có câu hỏi xác định lại sự việc trước khi phát biểu quan điểm về việc chấp hành pháp luật của đương sự.
Bốn là, về bài phát biểu của KSV tại phiên tòa. Cách thức trình bày bài phát biểu hiện nay được xây dựng thống nhất theo mẫu do Viện KSND tối cao ban hành, KSV cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì sẽ có giá trị thuyết phục hơn. Thông qua bài phát biểu, KSV phải là người chứng minh và phải thể hiện cho đương sự thấy được vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát thực sự là một người gác cổng tố tụng nhằm đảm bảo cho đương sự được thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình tại phiên tòa, từ đó, nâng cao vị thế của ngành kiểm sát nhân dân.
3.2.2.2. Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ
Với thực trạng chất lượng hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính và nhu cầu công việc hiện nay, việc nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ KSV ở các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi cần tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ KSV cấp huyện. Ngoài ra công tác ban hành các thông báo rút kinh nghiệm của Phòng 10 – Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi cũng cần phải tăng cường chứ không phải chỉ dừng lại ban hành vừa đủ số lượng chỉ tiêu của ngành. Điều này ngoài việc giúp các các KSV ở các địa phương nhiều án hành chính trong việc hạn chế sai sót mà còn giúp các KSV ở những địa phương ít án có điều kiện để tiếp xúc với các vụ án hành chính thực tế, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi tham gia giải quyết loại án này. Bên cạnh đó cần tổ chức các hội nghị trực tuyến hoặc các lớp tập trung tập huấn cho các Viện KSND cấp huyện, nội dung tập huấn tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng viết, trình bày bài phát biểu, nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp chứng cứ, kỹ năng nói, hùng biện, diễn đạt trước đông
tỉnh, bảo đảm tính thiết thực và có thể vận dụng vào thực tiễn. Trước mắt, giao cho một phòng nghiệp vụ chủ trì tổ chức tập huấn chuyên sâu kỹ năng viết bài phát biểu cho KSV Viện KSND cấp huyện. Sau tập huấn cần yêu cầu KSV viết báo cáo thu hoạch bằng 01 bài phát biểu từ thực tiễn xét xử để tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm. Việc tập huấn được duy trì hàng năm, trước khi tập huấn phải khảo sát số liệu thực tiễn, chuẩn bị tài liệu kỹ lưỡng, công phu, bảo đảm thực chất, hiệu quả cao.
3.2.2.3. Nâng cao nhận thức của cán bộ, Kiểm sát viên
Năm 2018, các Viện KSND cấp huyện đã xác định việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính là “Nhiệm vụ trọng tâm”. Điều này khẳng định về mặt nhận thức, đã có bước đổi mới then chốt và quan trọng. Cụ thể các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất xác định công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính là “công tác đột phá”. Bởi công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính là một bộ phận quan trọng của chức năng Kiểm sát hoạt động tư pháp và là công việc rất khó khăn, phức tạp. Do vậy, để bảo đảm thực hiện tốt công tác này, cần có sự đánh giá, nhìn nhận, quan tâm đúng mức và sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp, nhất là các đồng chí Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện. Cụ thể:
- Mỗi đơn vị cần xây dựng Kế hoạch riêng để thực hiện công tác đột phá; trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, trách nhiệm; phân công nhiệm vụ và đề ra giải pháp cụ thể; thời gian, tiến độ thực hiện và cơ chế kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện.
- Từng cán bộ, KSV cần tiếp tục quán triệt, nhận thức đúng và đầy đủ về thẩm quyền của Viện KSND theo quy định mới của Luật TTHC năm 2015 để nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ.