Thức pháp luật và việc chấp hành pháp luật của những người tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 40)

tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

Trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp thì hoạt động tư pháp là một trong những hoạt động đòi hỏi ý thức pháp luật cao của người thực thi quyền lực cũng như của đối tượng bị áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, không phải tất cả các cơ quan, cá nhân hay người dân đều có được sự hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật cũng như có thái độ thượng tôn pháp luật đối với các quy định của nhà nước, nên trong quá trình thực hiện pháp luật còn có những hạn chế khiến cho hiệu quả giải quyết vụ án hành chính đạt được là không cao.

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận nhân dân. Bên cạnh đó, thời bao cấp với tư duy nhà nước lo cho tất cả đã không tạo ra lối nghĩ về việc dân có thể kiện lại chính quyền, người dân vẫn còn tâm lý xa lạ với việc “dân kiện quan”. Những thói quen, nếp nghĩ đó của công dân và cơ quan công quyền đã hạn chế số lượng người dân yêu cầu tòa hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hai là, một số cán bộ, công chức kể cả cán bộ trong ngành tư pháp còn có những nể nang trong quá trình thụ lý, xử lý vụ hành chính, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao, thậm chí chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật dẫn đến quá trình thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính chưa đúng với quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, Luận văn đã tập trung phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về thẩm quyền của Viện KSND cấp huyện trong việc giải quyết vụ án hành chính như khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm quyền tham gia giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND cấp huyện. Trong Chương này, Luận văn đã phân tích làm quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về việc thực hiện thẩm quyền của Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính. Từ đó có thể thấy rằng, mặc dù ở các giai đoạn khác nhau, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có nhiều chuyển biến, kéo theo quy định trách nhiệm, quyền hạn của Viện KSND cấp huyện trong việc giải quyết vụ án hành chính có nhiều thay đổi, song việc bảo đảm thực hiện thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND cấp huyện là yêu cầu khách quan, gắn liền với chức năng và quá trình hình thành và phát triển của Viện KSND. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn khi nghiên cứu pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Viện KSND cấp huyện trong việc giải quyết vụ án hành chính. Với những nội dung được trình bày trong Chương 1 sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành từ thực tiễn áp dụng pháp luật về việc thực hiện thẩm quyền của Viện KSND cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH

CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Phân tích thực trạng thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Khái quát về Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung bộ. Tỉnh Quảng Ngãi có quá trình hình thành và phát triển tương đối biến động, từ năm 1976 đến năm 1989 tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định được sáp nhập với nhau hình thành tỉnh Nghĩa Bình [6, tr.100]. Lúc này, cơ cấu tổ chức bộ máy Viện KSND cấp huyện, thị trên địa bàn tỉnh Nghĩa Bình là 08 đơn vị. Đến ngày 01/7/1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định như cũ [7, tr.100]. Cùng lúc đó, ngày 04/7/1989 Viện KSND tối cao có quyết định số 83/QĐ thành lập Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi. Lúc này, đội ngũ cán bộ kiểm sát có khoảng hơn 100 người với trình độ cao đẳng và đại học, số lượng cán bộ được đào tạo chuyên môn từ các trường Cao đẳng kiểm sát và Đại học luật chiếm 16,8%. Số lượng Viện KSND cấp huyện có 11 đơn vị gồm: Thị xã Quảng Ngãi và 10 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.

Với chức năng, nhiệm vụ của Viện KSND cấp huyện là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình nên số

vào sự tăng giảm số lượng các huyện trên địa bàn. Cụ thể ngày 01/01/1993, huyện đảo Lý Sơn được thành lập. Năm 1994, tiếp tục thành lập huyện Sơn Tây trên cơ sở tách ra từ huyện Sơn Hà [10, tr.101]. Ngày 01/12/2003, thành lập huyện Tây Trà trên cơ sở tách ra từ huyện Trà Bồng [11, tr.101]. Ngày 26/8/2005, thị xã Quảng Ngãi được nâng lên thành phố Quảng Ngãi [12, tr.101]. Như vậy, sau quá trình hình thành và phát triển, tính đến nay toàn tỉnh Quảng Ngãi có 14 Viện KSND cấp huyện tương ứng với hệ thống chính quyền địa phương cấp huyện trong tỉnh. Được sự quan tâm của các cấp các ngành, của Viện KSND tối cao, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và cố gắng nỗ lực của toàn ngành, qua gần 30 năm xây dựng, đội ngũ công chức của ngành kiểm sát đã phát triển cả về chất và lượng, hệ thống tổ chức Viện KSND cấp huyện ngày càng được kiện toàn và củng cố. Cơ cấu tổ chức của các Viện KSND cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật tổ chức Viện KSND năm 2014, mỗi Viện KSND cấp huyện gồm có 03 bộ phận công tác: Bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, kiểm sát thi hành án và bộ phận Văn phòng tổng hợp, thống kê và khiếu tố.

Do là một tỉnh đang trong giai đoạn phát triển nên nhìn chung đời sống người dân còn nhiều khó khăn, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao. Từ đó dẫn đến việc xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện một phần là do người dân thiếu hiểu biết pháp luật. Mặt khác, do ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường, vấn đề đô thị hóa, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh kéo theo giá cả đất đai biến động, nhu cầu người dân trong việc làm ăn buôn bán ngày một tăng, dẫn đến các tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng số lượng các vụ việc khiếu kiện, tranh chấp về hành chính ngày một tăng.

Các tranh chấp khiếu kiện nổi lên trong những năm gần đây đa phần về lĩnh vực đất đai. Trong đó, tập trung chủ yếu tranh chấp về quyền sử dụng đất, các khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND. Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh tranh chấp về đất đai đó là do kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở, đất ở ngày càng tăng lên, trong khi đó đất ngày càng có giá trị hơn. Bên cạnh đó, do nhận thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc giao kết các hợp đồng liên quan đến đất đai chưa đúng với với các quy định của pháp luật. Mặt khác, do CQNN có thẩm quyền khi thực hiện các thủ tục liên quan quyền sử dụng đất chưa thực hiện tốt các quy định dẫn đến sai sót trong việc xác định diện tích cũng như nguồn gốc đất nên dẫn đến tranh chấp là điều khó tránh khỏi, cùng với đó là việc giải quyết của chính quyền địa phương về quyền sử dụng đất đối với một số các trường hợp còn chưa thấu đáo, chưa khách quan nên đã có những tác động và làm gia tăng việc tranh chấp quyền sử dụng đất và khiếu kiện về vấn đề này.

Việc giải quyết các tranh chấp của Toà án gặp nhiều khó khăn, bởi nhận thức pháp luật của các bên đương sự khi tham gia tố tụng giải quyết vụ kiện còn nhiều hạn chế làm cho công tác triệu tập, xác minh, thu thập chứng cứ, hoà giải, đối thoại, xét xử để giải quyết dứt điểm vụ án mất nhiều thời gian, dẫn đến một số vụ án còn kéo dài. Do vậy, khối lượng công việc mà các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải thực hiện việc kiểm sát là rất lớn và cũng có những khó khăn bất cập.

Trung bình hàng năm Viện KSND cấp huyện phải giải quyết khoảng 17- 25 vụ án hành chính nhưng không phải tất cả các vụ án đều mới mà vẫn còn tồn đọng hàng năm 1-2 vụ án, cụ thể được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án hành chính ở cấp huyện từ năm 2015 -2017 STT Năm Tổng số Số cũ chuyển sang Số mới thụ lý Số giải quyết Còn lại 1 2015 25 10 15 24 01 2 2016 21 01 20 20 01 3 2017 17 01 16 15 01 Nguồn: [24, 25, 26, tr.102]

Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta thấy số vụ án hành chính ở cấp huyện đã giải quyết có sự giảm dần theo các năm vì lý do theo quy định của pháp luật thì từ ngày 01/7/2016 các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh, đây là một điểm mới và khắc phục được vướng mắc mà Luật TTHC năm 2010 đã gặp. Bởi việc Tòa án cấp huyện xét xử các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai là khó khả thi trên thực tế, vì vụ án sẽ do một Thẩm phán cụ thể thụ lý, xét xử, nếu tuyên hủy quyết định hành chính của Chủ tịch UBND cấp là cả một vấn đề rất khó khăn, do bị tác động vào quan hệ địa phương và việc thi hành án cũng rất khó và người dân cũng nghi ngờ vào các phán quyết của Tòa án. Vì vậy, việc chuyển cho Tòa án cấp tỉnh thụ lý, giải quyết những quyết định hành chính do UBND cấp huyện ban hành và Tòa án cấp huyện chỉ nên thụ lý, giải quyết những quyết định hành chính, hành vi hành chính do các phòng, ban của của cơ quan hành chính cấp huyện là phù hợp.

2.1.2. Thực trạng thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cấp huyện trong giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.1.2.1. Về kiểm sát việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính

Giải quyết vụ án hành chính là quá trình tiến hành tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng. Thụ lý vụ án hành chính là một trong các bước của quá trình

tiến hành tố tụng, được xác định bằng hành vi ghi vào sổ thụ lý vụ án và thông báo bằng văn bản cho đương sự biết Tòa án đã thụ lý vụ án.

Nếu như khởi kiện là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thấy quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì thụ lý vụ án thể hiện là quyền và nghĩa vụ của Tòa án. Việc khởi kiện vụ án hành chính của các chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo vệ bằng việc Tòa án thụ lý vụ án hành chính để giải quyết sau khi xem các điều kiện thụ lý vụ án hành chính. Thụ lý vụ án hành chính là hoạt động đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng, làm phát sinh các hoạt động TTHC tiếp theo. Việc thụ lý vụ án hành chính có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện ở chỗ: Thời điểm thụ lý vụ án hành chính là thời điểm tính các thời hạn tố tụng; bảo đảm việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Trong giai đoạn này Viện KSND thực hiện thẩm quyền của mình nhằm bảo đảm việc thụ lý được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

Trước đây, số lượng thụ lý vụ án hành chính của Tòa án phản ánh ở Sổ thụ lý vì vậy hoạt động kiểm sát việc thụ lý ít được chú ý. Kể từ khi Luật TTHC năm 2015 có hiệu lực thi hành thì quy định trách nhiệm của Tòa án phải gửi thông báo thụ lý cho Viện KSND trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ thụ lý vụ án (Khoản 1 Điều 126 Luật TTHC năm 2015). Ngoài ra, nếu vụ án hành chính đã được thụ lý và thông báo cho Viện KSND nhưng sau đó lại được chuyển cho Tòa án khác có thẩm quyền giải quyết, thì Tòa án đã thụ lý phải gửi ngay quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính cho Viện KSND cùng cấp (khoản 1 Điều 114 , khoản 1 Điều 34 Luật TTHC năm 2015).

Trong giai đoạn thụ lý vụ án, khi tiến hành xem xét việc khởi kiện, nếu Tòa án nhận thấy đơn khởi kiện không đáp ứng đủ các điều kiện để thụ lý vụ án thì sẽ tiến hành trả lại đơn khởi kiện. Vì vậy, để kiểm sát chặt chẽ việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án thì tại khoản 5 Điều 43 Luật TTHC năm 2015 và

giao nhiệm vụ kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án trong đó có việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Và Điều 124 của Luật TTHC năm 2015 quy định rõ: “Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện”.

Việc thụ lý hay trả lại đơn kiện trong công tác giải quyết vụ án rất quan trọng. Do vậy, Viện kiểm sát ngay từ đầu phải xem xét tính hợp pháp trong việc thụ lý, trả lại đơn khởi kiện của Toà án cả về các điều kiện để thụ lý giải quyết, căn cứ trả lại đơn khởi kiện, thời hạn và nội dung thông báo làm cơ sở cho việc kiểm sát vụ án sau này.

Thực hiện các quy định trên, các Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã phân công KSV theo dõi, kiểm sát ngay từ đầu việc thụ lý hoặc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án; áp dụng phương pháp “lập phiếu kiểm sát”

thông báo thụ lý của Tòa án. Qua kiểm sát việc thụ lý, trả lại đơn khởi kiện đã phát hiện được nhiều vi phạm về nội dung và về thủ tục tố tụng trong quá trình thụ lý vụ án của Tòa án. Hoạt động kiểm sát việc thụ lý của Viện KSND cấp huyện trên địa tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện thông qua kết quả số liệu sau:

Hình 2.1: Số lượng thông báo Viện KSND cấp huyện kiểm sát

[Nguồn 24, 25, 26. Tr.102]

Hình 2.2: Số vi phạm của Tòa án trong việc gửi thông báo

[Nguồn 24, 25, 26. Tr.102]

Từ số liệu nêu trên cho thấy 3 năm gần đây 2015 – 2017 số vụ việc để

0 5 10 15 20 25 30 35

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số thông báo Vi phạm về thời hạn gửi Vi phạm khác 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số thông báo vi phạm

Số thông báo vi phạm thời hạn gửi

7.3% trên tổng số vụ việc, các vi phạm về nội dung vẫn còn xảy ra và đã được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN của VIỆN KIỂM sát NHÂN dân cấp HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT vụ án HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)