Đổi mới đánh giá công chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 99 - 114)

1.1.1 .Khái niệm công chức phường

3.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng tại thành

3.2.6. Đổi mới đánh giá công chức phường

Đánh giá công chức phường hiện nay mới dừng lại ở mức độ liệt kê số lượng công việc cụ thể của công chức mà chưa chú trọng vào chất lượng công việc của công chức. Hiện nay trong cả nước chỉ có một số địa phương đánh giá công chức theo kết quả làm việc như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tỉnh Long An nói chung, thành phố Tân An nói riêng vẫn còn đánh giá công chức chưa theo kết quả, chất lượng công việc.

Chính sự đánh giá công chức còn chung chung, cảm tính, chủ quan, còn tâm lý nể nang, thiếu công bằng của người có thẩm quyền do đánh giá không dựa trên kết quả thực hiện công việc dẫn đến một số bất cập như đề

bạt, khen thưởng, cử đi đào tạo, bồi dưỡng không đúng đối tượng, những người giỏi không thể phát huy khả năng của mình...từ đó không tạo động lực giúp công chức làm việc tốt hơn.

Đánh giá không theo kết quả thực hiện công việc sẽ giúp những công chức thiếu năng lực cảm thấy thoải mái, an toàn, họ không có nhu cầu phấn đấu cho công việc, ngược lại những công chức làm việc tốt, có trình độ, năng lực sẽ cảm thấy không hài lòng, bất mãn, không có động lực để làm việc.

Do đó, để công chức phường hết lòng với công việc, cơ quan, người có thẩm quyền cần tạo cho họ động lực làm việc thông qua việc đánh giá đúng kết quả công việc với một số các công cụ đánh giá như công cụ tiền lương, phụ cấp, phúc lợi, khen thưởng; công cụ đào tạo, bồi dưỡng... trên cơ sở tuân thủ đúng quy định về nội dung, thủ tục, thẩm quyền đánh giá công chức phường quy định tại Điều 13 Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Long An về quản lý công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An như sau:

Một là, nội dung đánh giá công chức, phân loại công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 56, Điều 58 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Hai là, thẩm quyền đánh giá công chức, phân loại công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 57 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Công chức Văn phòng - thống kê giúp Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện việc nhận xét đánh giá công chức cấp xã, cập nhật vào hồ sơ quản lý công chức cấp xã theo thẩm quyền.

Ba là, trình tự, thủ tục đánh giá, phân loại công chức cấp xã:

Đối với công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch,

Văn hóa - xã hội và các chức danh công chức tăng thêm thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP .

Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng Công an, công chức Văn hóa - xã hội thực hiện công tác phối hợp tổ chức, theo dõi các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch và đảm nhiệm Phó Chỉ huy trưởng Quân sự và công chức Tư pháp - hộ tịch thực hiện công tác phối hợp thi hành án và đảm nhiệm Phó Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP .

Bốn là, sau khi đánh giá, phân loại công chức cấp xã, UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND cấp huyện (thông qua Phòng Nội vụ theo dõi, tổng hợp làm căn cứ tham mưu) để UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức theo phân cấp.

Đồng thời, muốn đánh giá công chức có hiệu quả cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Phân công công việc rõ ràng, phù hợp với từng vị trí việc làm của chức danh công chức.

Các tiêu chí đánh giá phải đảm bảo tính khoa học, càng nhiều tiêu chí định lượng càng tốt.

Người có thẩm quyền đánh giá phải có khả năng đánh giá, phải đánh giá đúng kết quả công việc của công chức.

Kết hợp với các phương pháp đánh giá khác để khắc phục những hạn chế của phương pháp đánh giá theo kết quả như tốn nhiều thời gian, lãnh đạo thiếu cái nhìn toàn diện về quá trình thực hiện công việc của công chức.

Tóm lại, đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức phường là việc làm quan trọng để quản lý công chức phường có hiệu quả. Việc đánh giá phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống các tiêu chí đánh giá được quy định trước và mang tính khoa học. Trước khi đánh giá người có thẩm quyền phải xác định đúng đối tượng đánh giá là công chức đã thưc hiện nhiệm vụ của mình với kết quả như thế nào.

Tiểu kết chƣơng 3

Để công chức làm việc có hiệu quả thì phải tạo động lực làm việc cho công chức. Trên cơ sở khoa học về động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho công chức và thực trạng động lực, tạo động lực cho công chức phường đã nghiên cứu ở chương 1 và phân tích ở chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho công chức phường ở thành phố Tân An, tỉnh Long An như tăng thu nhập cho công chức phường, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc...Trong số các giải pháp đó có giải pháp mang tầm vĩ mô trong phạm vi cả nước, cả tỉnh, có giải pháp chỉ trong phạm vi hẹp trong một cơ quan. Tạo động lực cho công chức phường không thể chỉ áp dụng duy nhất mà phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Để thực hiện được các giải pháp cần có sự quan tâm trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương và bản thân của mỗi công chức.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý con người trong một cơ quan, tổ chức nói chung và quản lý đội ngũ công chức phường nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp. Để đội ngũ này yên tâm công tác, thì vấn đề tạo động lực cho họ là việc làm cần thiết vì sự phát triển chung của thành phố.

Dựa trên cơ sở khoa học về tạo động lực làm việc ở Chương 1, Luận văn đã làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến động lực làm việc của công chức phường, các yếu tố tác động tới động lực làm việc của công chức phường.

Luận văn đã chỉ ra động lực làm việc của công chức phường tại thành phố Tân An còn chưa cao, một trong những biểu hiện rõ nhất là công chức phường chưa sử dụng tốt nhất thời gian là việc theo quy định. Nguyên nhân là do các chính sách tạo động lực làm việc cho công chức phường chưa phù hợp. Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng động lực và tạo động lực đối với công chức phường, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp góp phần tạo động lực làm việc cho công chức phường trong thời gian tới.

Việc thực hiện các giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần về hoàn thiện thể chế về tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố Tân An. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố Tân An. Nâng cao chất lượng công chức phường tại thành phố Tân An. Thực hiện quản lý tốt đội ngũ công chức phường tại thành phố Tân An./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Đức Chính (2010), Mối quan hệ giữa động lực làm việc và sự hài lòng công việc của cán bộ, công chức ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia TP

HCM.

2. Nguyễn Xuân Dâng (2018), Động lực làm việc của công chức các cơ quan

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ Quản

lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

3. Nguyễn Thị Thùy Dung (2018), Động lực làm việc của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí

Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

4. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”,

Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5 năm 2013, tr 21-24.

5. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Giáo trình động lực làm việc trong tổ chức

hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Giáo trình Quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Hồng Hải (2015), “Đổi mới quản lý cán bộ, công chức ở Việt Nam theo xu hướng “Quản lý nguồn nhân lực””, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 7 năm 2015, tr 4-7, 11.

8. Võ Hải (2018), “Bộ trưởng Nội vụ “Muốn giữ chân nhân tài phải bố trí đúng việc””, Vnexpress, 25/4/2018.

9. Lý Thị Trúc Ly (2016), Tạo động lực làm việc đối với công chức cấp xã trên địa bàn Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý

10. Lê Đình Lý (2010), Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã

(nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại

học kinh tế quốc dân.

11. Phạm Thùy Lynh (2016), Tạo động lực làm việc cho viên chức Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học

viện Hành chính Quốc gia.

12. Huỳnh Thị Hoài Như (2018), Tạo động lực làm việc cho công chức phường tại Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản

lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

13. Thang Văn Phúc (2013), “Một số giải pháp về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2012-2020”, Tạp chí Tổ

chức nhà nước, số 1 năm 2013.

14. Nguyễn Thị Thu Sương (2017), Tạo động lực làm việc cho công chức các

cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

15. Đào Thị Thanh Thủy (2015), “Những điều kiện đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ ở nước ta”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3 năm

2015, tr 11-15.

16. Hoàng Thị Thủy (2015), “Tạo động lực làm việc cho công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Tập san Quản lý nhà nước, số 251 (12/2016), tr 56-59.

17. Phạm Thị Thu Thủy (2016), “Xây dựng phương thức trả lương cho công chức cấp xã theo vị trí việc làm”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 251

18. Hoàng Thị Hoài Thương (2016), “Tiêu chí và giải pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 247 (8/2016), tr 27-31.

19. Nguyễn Đặng Phương Truyền (2016), “Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã nhằm phòng ngừa tham nhũng”, Tập san quản lý nhà nước, số 02 (2016), tr 69-76.

20. Trần Thị Xuyến (2017), Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC PHƢỜNG, THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN

Để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học về “Tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố Tân An, tỉnh Long An” chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý của các anh chị về những nội dung sau: (chúng tôi cam kết mọi ý kiến đóng góp của các anh chị chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho mục đích khác).

Phần thông tin chung

1. Tên UBND phường mà anh/chị đang làm việc:... Chức danh công chức đang đảm nhận:... 2. Anh/chị làm việc tại UBND phường được bao lâu? (đánh dấu X vào ô được chọn)

- Dưới 5 năm - 5 đến 10 năm - Trên 10 năm

Sự hài lòng với công việc

3. Lý do nào quan trọng nhất khiến anh/chị đảm nhận công việc hiện tại ? (đánh dấu X vào ô được chọn của một trong số các đáp án)

- Yêu thích công việc - Gần nhà, đi lại thuận tiện

- Phù hợp khả năng, sở trường, chuyên môn đào tạo - Có thu nhập cao

- Ổn định nghề nghiệp - Cơ hội thăng tiến cao

- Môi trường làm việc hiện đại, năng động - Được điều động qua nhiều cơ quan khác nhau

- Có địa vị xã hội, được nhiều người tôn trọng - Không có sự va chạm, cạnh tranh

4. Từ góc độ chuyên môn anh/chị hài lòng với công việc hiện tại như thế nào? (đánh dấu X vào ô được chọn)

- Rất hài lòng - Hài lòng

- Không hài lòng - Rất không hài lòng

Nếu chọn”không hài lòng” hoặc “rất không hài lóng anh/chị vui lòng cho biết lý do:...

5. Anh/chị hài lòng với vị trí trong xã hội hiện tại như thế nào? (đánh dấu X vào ô được chọn)

- Rất hài lòng - Hài lòng

- Không hài lòng - Rất không hài lòng

Nếu chọn “không hài lòng” hoặc “rất không hài lòng” anh/chị vui lòng cho biết lý do:...

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao

6. Anh/chị sử dụng bao nhiêu ngày trong tuần để giải quyết công việc? (đánh dấu X vào ô được chọn)

- Trên 5 ngày - 5 ngày

- 4 đến dưới 5 ngày - 3 đến dưới 4 ngày - 2 đến dưới 3 ngày

(đánh dấu X vào ô được chọn) - Trên 8 giờ

- 7 đến dưới 8 giờ - 6 đến dưới 7 giờ - dưới 6 giờ

8. Anh/chị hãy cho biết nguyên nhân quan trọng nhất anh/chị không dành hết thời gian cho công việc?

(đánh dấu X vào ô được chọn của 1 trong số các đáp án) - Công việc quá nhàm chán

- Không có ai kiểm tra, giám sát - Làm việc riêng cho bớt căng thẳng - Không có cơ hội thăng tiến

- Ra ngoài làm kiếm thêm thu nhập - Không được bố trí công việc phù hợp

- Có làm nhiều, làm giỏi cũng không được khen thưởng - Bận đưa rước con nhỏ đi học

- Gia đình đơn chiếc, có người bệnh, thiếu người chăm sóc - Không đủ sức khỏe để làm việc

9. Anh/chị nỗ lực như thế nào khi thực hiện nhiệm vụ được giao? (đánh dấu X vào ô được chọn)

- Nỗ lực cao

- Nỗ lực trung bình - Nỗ lực ít

- Không nỗ lực

Nếu chọn “không nỗ lực” anh/chị vui lòng cho biết 3 lý do:... 10. Trong thời hạn 5 năm 2014-2018, anh/chị hoàn thành công việc ở mức độ như thế nào?

(đánh dấu X vào ô được chọn) - Hoàn thành xuất sắc

- Hoàn thành tốt

- Hoàn thành nhưng năng lực còn hạn chế - Không hoàn thành

Thực trạng tạo động lực làm việc

11. Theo anh/chị đánh giá công chức phường hiện nay có căn cứ vào chất lượng, hiệu quả công việc không?

(đánh dấu X vào ô được chọn) - Nhiều

- Ít - Rất ít

Nếu chọn câu trả lời là “Rất ít” anh/chị vui lòng nêu 3 lý do:...

12. Anh/chị có được quan tâm cử đi đào tạo, bồi dưỡng không? (đánh dấu X vào ô được chọn)

- Thường xuyên - Ít

- Không

Nếu chọn câu trả lời là “Không” anh/chị vui lòng nêu lý do:... 13. Thời gian qua anh/chị có được chuyển đổi vị trí công tác không? (đánh dấu X vào ô được chọn)

- Có - Không

Nếu chọn câu trả lời là “Không” anh/chị vui lòng nêu 3 lý do:... 14. Anh/chị có hài lòng mức tiền lương hiện nay không?

- Rất hài lòng - Hài lòng

- Không hài lòng - Rất không hài lòng

15. Theo anh/chị, tiền lương của công chức phường, thành phố Tân An có căn cứ vào kết quả đánh giá công việc (số lượng và chất lượng hoàn thành) không?

(đánh dấu X vào ô được chọn) - Rất nhiều

- Nhiều - Ít - Rất ít

16. Theo anh/chị, phụ cấp của công chức phường so với những người làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 99 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)