Tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 32 - 36)

1.1.1 .Khái niệm công chức phường

1.3. Tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng

1.3.1. Khái niệm tạo động lực làm việc cho công chức phường

Tạo động lực làm việc cho công chức phường được hiểu là tất cả các biện pháp nhà nước tác động vào công chức phường nhằm tạo ra động lực làm việc cho công chức phường.

1.3.2. Sự cần thiết tạo động lực làm việc cho công chức phường

Công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ công chức có năng lực, trình độ và động lực làm việc. Trình độ, năng lực của người công chức có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý hành chính nhà nước. Để thực thi hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn các phường của thành phố Tân An, đòi hỏi công chức làm việc ở phường phải có trình độ đạt chuẩn theo quy định của pháp luật về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ...Ngoài yêu cầu về trình độ, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức phường được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trình độ, năng lực chưa hẳn đã làm hiệu quả quản lý hành chính nhà nước nâng lên nếu bản thân người công chức thiếu động lực làm việc. Do đó, cần thiết phải tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức phường.

1.3.3. Nội dung tạo động lực làm việc cho công chức phường

1.3.3.1.Tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác

Một là, tiền lương chính là nguồn thu nhập quan trọng nhất, chủ yếu nhất của công chức. Tiền lương cao sẽ giúp công chức chi tiêu hợp lý cho các khoản chi phí để nuôi sống bản thân và gia đình, có thể dùng cho tích lũy.

Tiền lương cao còn cho thấy giá trị của người công chức trong cơ quan được nâng cao và địa vị của công chức ngoài xã hội cũng được nâng cao. Do đó, công chức sẽ ra sức học tập, không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được mức tiền lương cao hơn.

Hai là, tiền thưởng là khoản tiền được chi trả một lần cho công chức khi có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua ngắn ngày hoặc cuối năm. Tiền thưởng chính là sự ghi nhận, tôn vinh, tạo ra sự khuyến khích về mặt vật chất của cơ quan đối với công chức có thành tích trong thi hành công vụ. Khi công chức làm việc tốt, công lao được ghi nhận, được khen thưởng sẽ tạo ra động lực kích thích họ làm việc tốt hơn để nhận được tiền thưởng. Tuy nhiên, nếu việc khen thưởng không khách quan, không dựa vào kết quả làm việc, chỉ mang tính hình thức hoặc số tiền thưởng quá ít, chỉ mang tính tượng trưng, động viên tinh thần là chủ yếu thì sẽ không tạo ra được động lực làm việc cho công chức.

Ba là, phụ cấp là khoảng tiền mà Nhà nước chi trả cho công chức để bù đắp cho những thiếu hụt về tài chính của công chức khi họ làm việc ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, công việc có tính chất phức tạp, độc hại mà tiền lương không giải quyết được. Phụ cấp cao cũng tạo ra động lực làm việc cho công chức, họ sẽ cảm thấy được Nhà nước quan tâm, yên tâm, gắn bó với công việc.

Bốn là, phúc lợi là những lợi ích mà công chức nhận được ngoài tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp. Chế độ phúc lợi của công chức chủ yếu gắn liền vớ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc như: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thay sản, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và phúc lợi khác (tùy điều kiện của từng địa phương, cơ quan). Phúc lợi góp

phần quan trọng tạo động lực làm việc cho công chức, giúp họ giảm được gánh nặng tài chính, cảm thấy an tâm và hài lòng với công việc.

1.3.3.2. Bố trí, sử dụng hợp lý công chức phường

Bố trí, sử dụng công chức phường phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn của công chức sẽ giúp họ phát huy năng lực. Ngược lại sẽ làm công chức mất động lực làm việc. Trên cơ sở phân công công việc phù hợp, cơ quan, người có thẩm quyền cần phải quan tâm đến công tác đánh giá kết quả làm việc của công chức với các tiêu chí thật rõ ràng, cụ thể gắn với vị trí việc làm của chức danh công chức để có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời.

1.3.3.3.Điều kiện, môi trường làm việc của công chức phường

Môi trường làm việc thuận lợi giúp công chức phường hoàn thành tốt nhất công việc được giao, ngược lại sẽ làm công chức không có động lực phấn đấu. Thực tế không khó để nhận ra một cơ quan có môi trường làm việc không tốt với những biểu hiện như: nội bộ mất đoàn kết, chất lượng công việc không cao, những công chức có năng lực xin chuyển công tác, bầu không khí làm việc căng thẳng...

Để công chức không mất đi động lực làm việc, cơ quan, người có thẩm quyền phải xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, bảo đảm được các yêu cầu như đủ điều kiện vật chất - kỹ thuật để công chức làm việc (máy vi tính, phòng làm việc, bàn ghế, văn phòng phẩm...), thực hiện một cách đầy đủ các chế độ, chính sách cũng như quan điểm của Đảng về công chức như tiền lương, khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm...đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng công chức, quan tâm công tác đánh giá công chức, giúp đỡ kịp

thời khi công chức gặp khó khăn, xây dựng một tập thể có tinh thần đoàn kết, cùng làm việc, phấn đấu để đạt được mục tiêu chung của cơ quan.

1.3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng công chức phường

Đào tạo, bồi dưỡng có vai trò rất quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công chức phường bao gồm nhiều nội dung như lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới, kỹ năng giải quyết công việc...Công chức phường đã qua đào tạo, bồi dưỡng sẽ có nhiều kiến thức và kỹ năng để giải quyết tốt công việc được giao. Họ có khả năng nắm bắt tình huống, phân tích các vấn đề, giải quyết tình huống nhanh và đúng đắn.Vì vậy, cơ quan phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, đồng thời phải chú ý quan tâm đến vấn đề sử dụng công chức đã qua đào tạo, bồi dưỡng để tận dụng tối đa các kiến thức, kỹ năng mà công chức có được.

1.3.3.5. Phong cách của nhà lãnh đạo, quản lý

Thông thường, mỗi nhà lãnh đạo, quản lý luôn có những ưu tiên nhất định khi lựa chọn mục tiêu, biện pháp ứng xử trước một tình huống nhất định. Điều đó được lặp đi lặp lại lâu dần sẽ tạo nên phong cách của người lãnh đạo, quản lý. Việc lựa chọn phong cách của người lãnh đạo như thế nào sẽ liên quan đến sự thành công hay thất bại của bản thân người lãnh đạo cũng như tổ chức. Có 3 loại phong cách là dân chủ, độc đoán và tự do. Trong đó, phong cách dân chủ được sử dụng rộng rãi, giúp công chức phường có thêm động lực làm việc hiệu quả.

1.3.3.6. Đánh giá công chức phường

Đánh giá công chức phường là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với công chức phường. Đánh giá công chức phường bao gồm nhiều nội dung: Đánh giá để bố trí công chức vào vị trí cao hơn trong công

vụ, đánh giá để điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, đánh giá để xác định mức độ hoàn thành công vụ của công chức sau một thời gian công tác. Đánh giá công chức có liên quan trực tiếp đến lợi ích của công chức. Kết quả đánh giá công chức phường là cơ sở để tiến hành các chính sách đối với công chức phường như khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng...

Đánh giá công chức phường phải dựa trên các tiêu chí do pháp luật quy định, tiêu chí càng rõ ràng, khoa học đánh giá càng chính xác. Các tiêu chí đánh giá công chức phường hiện nay tập trung vào: Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thái độ phục vụ nhân dân...Kết quả đánh giá phải đảm bảo yếu tố khách quan nếu không công chức phường sẽ không tin vào kết quả đánh giá, đó chính là nguyên nhân làm cho công chức phường mất đi động lực làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)