Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng công chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 84 - 86)

1.1.1 .Khái niệm công chức phường

3.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng tại thành

3.2.2. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng công chức phường

Đạo tạo, bồi dưỡng là khâu quan trọng trong quản lý công chức ở phường. Đào tạo, bồi dưỡng giúp cho cơ quan có được đội ngũ công chức có chất lượng hơn, có thể khai thác, sử dụng đội ngũ công chức này một cách hiệu quả hơn. Khi công chức ý thức được tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng đối với yêu cầu công việc và sự nghiệp của mình, họ sẽ nghiêm túc hơn, nhiệt tình hơn khi được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng để học hỏi, tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng cho bản thâm. Mặt khác, công chức có sự nỗ lực, tự thân vận động để tự đi học, nâng cao trình độ của bản thân, cơ quan ngoài việc có thể ủng hộ về mặt thời gian cần có định hướng để công chức học tập, nghiên cứu đúng với yêu cầu công việc, tránh sự lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc không cần thiết. Khi đó, chính sách đào tạo và bồi dưỡng sẽ tạo động lực làm việc cho công chức.

Dù chất lượng của đội ngũ công chức phường, thành phố Tân An được nâng lên rõ rệt, nhưng so với yêu cầu thực tiễn, đội ngũ công chức của

thành phố vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức phường, thời gian tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tập trung thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

Một là, đối với công tác đào tạo: cần nhanh chóng đưa công chức chưa qua đào tạo đi đào tạo để đảm bảo các tiêu chí cơ bản, cốt lõi của chức danh công chức như đào tạo sau đại học, trình độ lý luận chính trị hay trình độ quản lý nhà nước, tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ...

Hai là, đối với công tác bồi dưỡng: cần đảm bảo công chức được bồi dưỡng hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước. Bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới, giúp công chức có thêm hiểu biết, nâng cao tay nghề. Nội dung, công tác bồi dưỡng phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương như kỹ năng tham mưu, kỹ năng tiếp công dân... Cần ban hành quy chế quản lý học viên đối với các lớp bồi dưỡng dành cho công chức phường vì hiện nay chưa có, gây khó khăn cho công tác quản lý học viên của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức phường.

Ba là, kinh phí của công chức phường hiện nay được áp dụng theo quy định chung của tỉnh, tính riêng tiền ăn công chức phường chỉ được hỗ trợ 30.000 đồng/người/ ngày, khá thấp so với chi phí tiền ăn công chức phường phải bỏ ra khoảng 80.000 đồng/người/ngày (đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh). Do đó, công chức được cơ quan cử đi đào tạo, bồi dưỡng cần được hỗ trợ thêm kinh phí học tập. Nếu không công chức sẽ không yên tâm học tập trong quá trình được đào tạo, bồi dưỡng.

Bốn là, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới theo hướng chuyên sâu, đặc biệt là các kỹ năng để thực hiện công việc của từng chức danh công chức như công chức Tư pháp - hộ tịch cần nhiều kỹ năng để quản lý nhà nước về tư pháp - hộ tịch, công chức Địa chính - xây dựng - đô

thị và môi trường cần nhiều kỹ năng để quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, đô thị và môi trường ...

Năm là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm của chức danh công chức. Các cơ sở đào tào, bồi dưỡng cần biên soạn kịp thời, đầy đủ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, trong đó có Trường Chính trị tỉnh Long An. Cần có các quy định thống nhất trong cả nước về cấp các loại giấy tờ sau khi khi được đào tạo, bồi dưỡng như văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận.

Tóm lại, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương cần có sự phối hợp trong xây dựng, ban hành chương trình bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)