Giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng tại thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 81 - 84)

3.2.1.Tăng tiền lương và các chế độ đãi ngộ cho công chức phường

Tính đến hết năm 2008, nước ta chính thức không còn là nước nghèo theo chuẩn nghèo của Liên hợp quốc (thu nhập bình quân đầu người dưới 2000 USD/người/năm), trở thành nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, thu nhập của công chức nói chung, công chức phường ở Tân An nói riêng còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Thu nhập từ lương là thu nhập chính để nuôi sống công chức và gia đình. Do đó, nếu tiền lương quá thấp, không đủ trang trãi cuộc sống sẽ không tạo ra được động lực để công chức làm việc. Để công chức có động lực làm việc, thời gian tới cần tập trung một số giải pháp:

Một là, đổi mới phương thức tính tiền lương cho công chức phường. Lương của công chức phường được trả phải dựa trên kết quả thực hiện công

việc được giao của công chức phường. Có 2 căn cứ để tính tiền lương của công chức được hưởng trên thực tế là bao nhiêu. Đó là thang bảng lương do nhà nước quy định và kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của công chức. Cơ quan quản lý công chức phải thường xuyên rà soát, kiểm tra theo định kỳ từng quý, cuối năm để nắm bắt được kết quả thực hiện công việc của công chức làm cơ sở trả lương cho công chức. Công chức hoàn thành công việc được giao (về số lượng và chất lượng) càng tốt thì sẽ được trả lương càng cao và ngược lại sẽ nhận mức lương thấp hơn. Như vậy, công chức làm việc tốt hơn sẽ có mức lương cao hơn và ngược lại công chức nào không chịu làm việc hay làm kết quả không tốt sẽ có mức lương thấp, không có sự cào bằng trong cách trả lương như trước. Điều đó sẽ góp phần tạo ra động lực để công chức hoàn thành tốt công việc được giao.

Hai là, có thêm mức phụ cấp đặc thù cho công chức phường. Phụ cấp công vụ của công chức cấp xã (xã, phường, thị trấn) hiện nay là 25% (theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ). Thực tiễn cho thấy, mức phụ cấp này là thấp hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác trên cùng địa bàn thành phố Tân An nhưng có yêu cầu tương đương về trình độ, thời giờ làm việc, mức độ hao phí sức lao động...Chẳng hạn như phụ cấp của giáo viên tiểu học là 35%, bác sĩ là 70%... Với mức phụ cấp như vậy công chức thiếu động lực làm việc. Do đó, công chức phường cần có thêm thu nhập từ phụ cấp đặc thù đối với địa bàn công tác ở phường. Mức phụ cấp đặc thù cộng với phụ cấp 25% công vụ hiện nay phải ngang bằng hoặc tương đương với mức phụ cấp của các ngành nghề có yêu cầu, tính chất nghề nghiệp tương đương công chức trên địa bàn phường nói chung, các phường của thành phố Tân An nói riêng.

Ba là, nâng dần tiền lương cho công chức phường theo lộ trình. Với mức thu nhập từ tiền lương như hiện nay là khá thấp, trong khi các khoản chi

phí hàng ngày trên địa bàn phường là rất lớn, chỉ đủ để công chức đáp ứng ở mức độ nhất định các nhu cầu về vật chất chứ không đủ để đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu về tinh thần. Do đó, nhà nước cần tăng thêm tiền lương cho công chức phường, phải nâng lương theo đúng lộ trình, không nên nợ lương hoặc quá chậm so với lộ trình. Như vậy sẽ làm cho đời sống công chức phường thêm khó khăn, khó tạo được động lực làm việc.

Bốn là, hoàn thiện chính sách khen thưởng đối với công chức phường theo hướng:

Việc khen thưởng công chức phường được tiến hành theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất do có thành tích xuất sắc. Cơ sở thực tế quan trọng để khen thưởng là kết quả đánh giá công việc được giao của công chức. Nhưng việc đánh giá phải khách quan và dựa trên kết quả công việc mới tạo ra động lực cho công chức. Để thực hiện tốt công tác khen thưởng, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về khen thưởng công chức. Trong đó, quy định rõ các vấn đề như thủ tục, đối tượng, tiêu chẩn khen thưởng...

Đánh giá và khen thưởng có liên quan mật thiết với nhau. Cơ sở của khen thưởng là đánh giá. Không thể xem nhẹ bất cứ yếu tố nào. Đánh giá phải thực chất và khen thưởng cũng phải đúng người. Kết quả đánh giá là tốt và xứng đáng được khen thưởng thì phải khen thưởng cho công chức theo đúng quy định. Làm tốt mà không được khen công chức cũng không còn động lực để làm vì sự cống hiến của họ dù nhiều dù tốt đến đâu cũng không được nhìn nhận, quan tâm.

Khen thưởng không phải ai cũng như ai theo kiểu bình quân chủ nghĩa. Khen thưởng sẽ đem lại sự khích lệ, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần để người công chức tăng tính tích cực trong công việc. Do đó phần thưởng mà Nhà nước dành để khen công chức có thành tích tốt không được

quá rẻ, chỉ mang tính hình thức, tượng trưng tinh thần là chủ yếu chứ không làm được gì. Giá trị của sự khen thưởng phải tương xứng với thành tích mà công chức làm được. Tức là thành tích càng cao thì thưởng càng nhiều, tiền thưởng là không thường xuyên và chỉ tập trung vào cuối năm.

Năm là, đảm bảo công chức được hưởng chế độ phúc lợi ngày càng đầy đủ hơn, nhất là các phúc lợi tự nguyện cần được quan tâm nhiều hơn.

Tóm lại, để công chức được đảm bảo chế độ về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi tốt thì trong quá trình thực hiện công việc được giao, công chức phải được kiểm tra, giám sát chặc chẽ để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những công chức hưởng chế độ đãi ngộ tiền lương, phụ cấp mà còn vi phạm pháp luật như tham nhũng, lãng phí...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)