1.1.1 .Khái niệm công chức phường
3.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng tại thành
3.2.4. Đổi mới phong cách lãnh đạo UBND các phường
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp mà người lãnh đạo sử dụng để kết nối những cá nhân đơn lẻ trong tổ chức, biến sức mạnh cá nhân của họ thành sức mạnh của tập thể nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Có 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản:
Một là, phong cách lãnh đạo độc đoán. Người lãnh đạo chỉ dựa vào ý chí chủ quan của mình để đưa ra quyết định rồi buộc cấp dưới phải thực hiện mà không có sự bàn bạc, tranh luận gì. Ưu điểm của phong cách này là giải quyết công việc nhanh chóng, nhất là những tình huống khẩn cấp. Nhưng hạn chế của nó là không phát huy được tính sáng tạo của các thành viên trong tổ chức. Đây là yếu tố có thể làm mất đi động lực của người công chức khi không được tham gia góp ý thực hiện công vụ, xây dựng tổ chức, ý kiến của họ không được coi trọng.
Hai là, phong cách lãnh đạo dân chủ. Người lãnh đạo mong muốn có sự tham gia ý kiến của mọi thành viên trong tổ chức trước khi đưa ra quyết định. Ưu điểm của phong cách này là phát huy được tính sáng tạo của tập thể, cấp dưới cảm thấy mình được tôn trọng. Hạn chế của phong cách này là mất nhiều thời gian, dân chủ quá trớn. Để khắc phục những hạn chế trên người lãnh đạo phải có bản lĩnh, nắm vững các kỹ năng lãnh đạo, quản lý như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều hành cuộc họp.... Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ là góp phần thúc đẩy công chức làm việc, ngày nay phong cách này được sử dụng rộng rãi ở các tổ chức của nhà nước.
Ba là, phong cách lãnh đạo tự do. Người lãnh đạo giao việc cho cấp dưới và họ tự do thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu, người lãnh đạo không cần thiết phải can thiệp vào công việc của cấp dưới. Ưu điểm của phong cách này là cấp dưới được thoải mái, tự do nhất để thực hiện mục tiêu. Hạn chế của phong cách này là không kiểm soát được cấp dưới.
Tóm lại, mỗi người lãnh đạo phải tạo được phong cách riêng của mình thông qua quá trình tự rèn luyện, học tập không ngừng về lý luận chính trị, chuyên môn, đạo đức, lối sống. Không có phong cách nào là tối ưu trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, người lãnh đạo phải biết sử dụng tổng hợp các phương
pháp để giải quyết vấn đề. Đưa ra các quyết định được cấp dưới đồng tình ủng hộ, tiếp thu có chọn lọc ý kiến sáng tạo của cấp dưới, đó cũng chính là động lực để người lãnh đạo thúc đẩy cấp dưới phát huy trí tuệ, nỗ lực hướng tới mục tiêu chung trong công việc.