khi Hội An trở thành Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999 cho đến nay, hoạt động du lịch của thành phố đã có nhiều khởi sắc và phát triển. Nơi đây đã phát triển mạnh mẽ những hoạt động du lịch, trở thành điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Với các điểm du lịch hấp dẫn: Khu phố cổ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 04/12/1999), cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49 km2 gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô (Khô Mẹ, Khô Con), Hòn Nồm, các bãi biển An Bàng, Cửa Đại,… Du lịch của Hội An thực hiện phát triển theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng. Tổng giá trị sản xuất của ngành trong năm 2017 ước đạt hơn 4.425 tỷ đồng, tổng lượng khách đạt hơn 2 triệu lượt, tổng doanh thu toàn ngành Thương mại - Du lịch của Hội An đạt gần 3.000 tỷ đồng,...Hoạt động kinh doanh du lịch đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị của thành phố.
Đạt được những kết quả trên là nhờ Hội An đã biết khai thác, phát huy nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong đó vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn là nhân tố hết sức quan trọng.
- Thành phố đã sớm xây dựng qui hoạch phát triển du lịch bao gồm qui hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết du lịch từng khu, điểm du lịch; thực hiện
công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn; phân cấp quản lý chặt chẽ đảm bảo việc đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên du lịch tuân thủ nghiêm túc qui hoạch đã được phê duyệt. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu du lịch đã và đang phát huy hiệu quả như Phố cổ, Cù Lao Chàm, Cửa Đại,…. Bên cạnh đó từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật tại một số khu du lịch mới.
- Xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của thành phố như: ưu tiên hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của thành phố để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh khách sạn cho cán bộ chủ chốt ở tất cả cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn; hỗ trợ các cơ sở lưu trú du lịch đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ. Hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành trong việc xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường, đa dạng hóa các loại hình du lịch, khảo sát tour, tuyến mới. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng giải quyết nhanh, đúng qui định các yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp.
- Giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản, điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia trong hoạt động du lịch và xây dựng được môi trường du lịch văn minh, lịch sự, thân thiện …
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp, các ngành, nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hình thức như: xuất bản ấn phẩm giới thiệu sản phẩm du lịch Hội An, mở các đại diện du lịch Hội An tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ….
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động du lịch. Kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trường hợp vi phạm, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm
du lịch. Kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội.