trong phát triển du lịch
Để góp phần thúc đẩy ngành du lịch Đồng Hới phát triển, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch.
Trước hết, cần nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân. Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Đồng Hới trong khu vực và cả nước để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du
lịch.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch Đồng Hới toàn diện và hoàn chỉnh với những mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có tính thực tiễn, thống nhất và phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển.
- Phát huy thành công của các hoạt động sự kiện văn hóa du lịch trong thời gian qua (Tuần Văn hóa – du lịch, Biểu diễn thuyền buồm trên sông Nhật Lệ, Lễ Hội Ẩm thực,…); đồng thời tranh thủ các nguồn lực, sự hỗ trợ của tỉnh để đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch đến những thị trường du lịch trọng điểm trong nước và quốc tế. Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng để xúc tiến quảng bá du lịch.
- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội của thành phố trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch chuyên đề ở khu vực và cả nước để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch thành phố, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
- Xây dựng nội dung để thuyết minh, hướng dẫn ở các điểm tham quan du lịch theo chủ đề phù hợp với lịch sử và đặc thù của từng điểm du lịch nhằm tạo sự đa dạng liên hoàn sản phẩm, góp phần tăng thời gian lưu trú của khách.
- Xây dựng chương trình thông tin và giá cả hàng hóa, dịch vụ hàng ngày trên Đài truyền thanh truyền hình thành phố, trang tin điện tử Đồng Hới, chương trình phát thanh các phường, xã và các công ty lữ hành để phục vụ du khách.
- Tăng cường liên kết hợp tác trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch giữa tỉnh và thành phố, giữa Đồng Hới và các thành phố khác, giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau. Để thực hiện việc này, cần có những giải pháp sau:
+ Tăng cường sự liên kết giữa thành phố với các phường, xã trong xây dựng chương trình, kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch, phù hợp với chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh. Trong đó, thành phố đóng vai trò chủ trì trong công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch, từ đó xây dựng thông tin thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch thành phố và các địa phương, doanh nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng và cần được thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch.
+ Cần nghiên cứu công tác phối hợp triển khai chương trình xúc tiến du lịch tại các thị trường khách du lịch trọng điểm một cách hợp lý giữa tỉnh và thành phố. Các địa phương nghiên cứu tham gia các hoạt động xúc tiến do cơ quan xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức tại các thị trường mới, tiềm năng. Cách làm này mới có thể huy động nguồn lực xã hội hóa và nâng cao tính chủ động của địa phương, tránh sự chồng chéo, phân tán nguồn lực.
+ Tăng cường việc liên kết giữa ngành Du lịch với các ban, ngành liên quan như: Tài nguyên - Môi trường, Y tế, Quản lý đô thị...trong việc xây dựng lộ trình và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho khách du lịch, cải tiến các thủ tục hành chính, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách tham quan, nghỉ dưỡng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
+ Đẩy mạnh việc liên kết giữa các phường, xã để quảng bá xúc tiến, tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố và từng địa phương trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về tính liên kết địa phương nhằm phát huy tối đa các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên và nhân văn; phối hợp, liên kết tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước để nâng cao tính chuyên nghiệp, quy mô, hiệu quả, tiết kiệm; tránh tình trạng manh mún, trung lặp, dàn trải trong hoạt động quảng bá xúc tiến; tăng cường sự liên kết trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản
phẩm, kết nối tour, tuyến liên huyện, liên tỉnh, liên vùng, xúc tiến đầu tư, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch bền vững trong mối quan hệ phát triển du lịch liên vùng.
+ Liên kết giữa khu vực nhà nước với tư nhân, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực du lịch trong việc tổ chức các hoạt động phát triển thị trường; phối hợp cùng doanh nghiệp, hiệp hội du lịch thực hiện công tác quảng bá xúc tiến, gắn với việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của thành phố với quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp; đồng thời có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý bảo đảm tính khuyến khích để các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề trở thành " người bạn đồng hành" đắc lực trong công tác phát triển sản phẩm và quảng bá xúc tiến du lịch.
+ Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch trong thành phố. Sự kết nối giữa các doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ khác nhau: liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết giữa các cơ sở lưu trú; các doanh nghiệp lữ hành với nhau; liên kết trong xây dựng điểm đến, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch... Để thực hiện được nội dung này, các doanh nghiệp du lịch cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với thị hiếu của khách gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để kết nối các nguồn khách đến với Đồng Hới. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố hình thành nên chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.
Trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, việc đẩy mạnh sự hợp tác liên kết trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch là hướng đi và yêu cầu cấp
bách hiện nay của ngành du lịch. Việc liên kết hợp tác trong quảng bá xúc tiến du lịch, ngoài việc đưa lại lợi ích phát triển du lịch cho các bên tham gia, còn tạo nên khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan nhằm thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương và thành phố Đồng Hới. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch.