Tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 69)

UBND thành phố Đồng Hới đã ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách phát triển du lịch trên địa bàn như: chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật ở các khu vực có tiềm năng về du lịch (Hải Thành, Bảo Ninh …), thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương...;

- Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức

+ Chính sách về khen thưởng: Chế độ khen thưởng hằng năm được thực hiện theo Luật thi đua khen thưởng; cuối năm bình xét chiến sỹ thi đua (đối với

cán bộ công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có sáng kiến trong công tác) lao động tiên tiến (đối với cán bộ công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ) trong đó, tỷ lệ chiến sỹ thi đua không quá 15% và chủ yếu là cán bộ, công chức lãnh đạo của ngành, của đơn vị. Thành phố chưa có chế độ, chính sách khen thưởng cho cán bộ, công chức có các đề án, sáng kiến hay được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn của ngành. Vì vậy, có nhiều cán bộ, công chức có những sáng kiến kinh nghiệm hay trong quản lý nhà nước về du lịch nhưng không được ghi nhận, khen thưởng kip thời nên không khuyến khích được tính sáng tạo của mỗi cán bộ, công chức của ngành.

+ Chính sách về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng: Thực hiện đề án Đào tạo nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2015- 2020; UBND thành phố đã xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ công chức giai đọan 2010-2015, trong đó có cán bộ, công chức ngành du lịch; Đề án Đào tạo nghề phục vụ phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, đến năm 2020 đào tạo 1000 lao động, bình quân hàng năm đào tào nghề cho 100 lao động tại các xã, phường và 150 lao động cho đối tượng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Hàng năm, rà soát, bổ sung các đối tượng, chuyên ngành cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối tượng được cử đi đào tạo được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí (chủ yếu hỗ trợ học phí). Hằng năm cử cán bộ, công chức quản lý nhà nước tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, năng lực quản lý, các lớp xây dựng, lập kế hoạch phát triển du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức. Từ năm 2011 đến 2017 đã cử 12 lượt cán bộ, công chức tham gia các lớp bỗi dưỡng về: Lập kế hoạch phát triển ngành du lịch; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; thanh tra, kiểm tra; …

Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành du lịch trong những năm qua đã được quan tâm nhưng việc đào tạo chưa đảm bảo so

với yêu cầu thực tiễn của ngành; số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo còn ít; chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp (chủ yếu đào tạo về chuyên ngành văn hóa; hành chính công chứ chưa đào tạo về chuyên ngành du lịch). Chính sách hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo còn hạn chế.

- Chính sách đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh về du lịch

Thành phố thực hiện Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình quy định về một số chính sách hỗ trợ đầu tư đối với cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống trên địa bàn thành phố. Theo đó, hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/lao động (có hợp đồng lao động và danh sách đóng bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm xã hội). Tuy nhiên, thực trạng lao động trong ngành du lịch, nhất là tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng chủ yếu là lao động thời vụ (trừ một số cơ sở lưu trú, nhà hàng lớn) thường xuyên biến động, thay đổi qua hàng năm nên số lao động được đóng bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm rất hạn chế. Số lao động này không được hỗ trợ theo chính sách của tỉnh (quy định tại Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND).

Hằng năm, bằng các nguồn kinh phí từ ngân sách của thành phố, Phòng Văn hóa thông tin đã phối hợp với Sở Văn hóa –thể thao và du lịch (nay là Sở Du lịch), Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Bình, Khoa Du lịch Trường Đại học Quảng Bình, Trường Trung cấp nghề số 9 tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường du lịch, tiếng Anh chuyên ngành du lịch, quy trình đón khách, kỷ năng ứng xử và giao tiếp, nghiệp vụ hướng dẫn, lễ tân, bàn, buồng, kỹ năng chế biến, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho lực lượng lao động của ngành và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố. Từ năm 2011 đến năm 2017, Phòng Văn hóa thông tin đã phối hợp tổ chức 20 lớp tập huấn, bồi

dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 642 lượt lao động cho các cơ sở khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch… trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đã tích cực, chủ động tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ riêng cho đơn vị mình theo hình thức tại chỗ gắn với tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động kinh doanh du lịch trong nước và nước ngoài cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên; sắp xếp bố trí và sử dụng hợp lý nguồn lao động đúng với năng lực, sở trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Nhờ đó, chất lượng lao động ngành du lịch từng bước được cải thiện.

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp số liệu tập huấn lao động

trong các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố 2011-2017

TT Đối tượng tập huấn Số lớp Số lượng

1 Tập huấn nghiệp vụ buồng trong du lịch 6 185 2 Tập huấn nghiệp vụ Bàn trong du lịch 4 122 3 Đào tạo tin học cho cán bộ, nhân viên các cơ

sở kinh doanh du lịch 3 97

4 Đào tạo nghiệp vụ quản lý khách sạn 2 59 5 Tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử 4 152 6 Tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm 1 27

Tổng cộng 20 642

Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin 2011-2017

Tuy nhiên, lực lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hiện đang thiếu và yếu. Cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, các khu du lịch, điểm du lịch, người điều hành nhà hàng, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, lữ hành, vận chuyển… hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên

môn nghiệp vụ du lịch. Lực lượng nhân viên thừa hành nghiệp vụ như lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp…thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề, văn hóa ứng xử giao tiếp, ngoại ngữ còn yếu. Hiện nay, toàn thành phố có 186 cơ sở lưu trú với 4.027 phòng nghỉ và 7.662 giường. Trong đó, có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 03 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao… Ngoài Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình, Khách sạn Mường Thanh - Quảng Bình, Khu nghĩ dưỡng cao cấp Sun Spa Resort Mỹ Cảnh - Bảo Ninh và một số khách sạn lớn khác có nguồn nhân lực tương đối tốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Các cơ sở lưu trú còn lại phần lớn có quy mô nhỏ, nguồn nhân lực chủ yếu là sử dụng bà con, anh em, họ hàng, người thân thích trong gia đình để giải quyết công ăn việc làm mà không quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng nghề. Mặt khác lực lượng lao động thường xuyên biến động, chưa yên tâm làm việc gắn bó lâu dài mà chỉ mang tính tạm thời, thời vụ nên chất lượng phục vụ chưa cao.

- Chính sách đối với du lịch mang tính cộng đồng

Để tạo điều kiện cho người dân địa phương ở các khu vực có nguồn tài nguyên du lịch tham gia hoạt động du lịch; thành phố đã có chính sách hỗ trợ, cho người dân vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch như: sản xuất các sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch; phát triển mặt hàng truyền thống…

Lực lượng lao động du lịch là người dân địa phương, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo nên chất lượng phục vụ còn yếu. Vì vậy, trong thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Văn hóa thông tin có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí mở các lớp đào tạo nghề, bồi dưỡng cho lực lượng lao động du lịch cộng đồng. Từ năm 2011 đến nay đã tổ chức 20 lớp tập huấn, đào tạo nghề với 665 lượt lao động địa phương tham gia.

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số liệu đào tạo nghề, tập huấn cho lao động du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố 2011-2016

TT Đối tượng tập huấn Số lớp Số lượng

1 Tập huấn kỹ năng chụp ảnh 1 42

2 Đào tạo về tiếp thị các sản phẩm du lịch

dựa vào cộng đồng 2 35

3 Tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử 2 60 4 Đào tạo nghề làm bánh truyền thống phục

vụ du lịch, chế biến món ăn phục vụ du khách

3 29

Tổng cộng 20 665

Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin 2011-2017

Mặc dù đã có những chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhưng lực lượng lao động được tham gia tập huấn và đào tạo nghề vẫn còn rất ít so với lực lượng lao động tham gia hoạt động dịch vụ du lịch tại các địa phương, các khu, điểm du lịch. Do vậy, nhận thức, sự hiểu biết về du lịch và kỹ năng, giao tiếp, ứng xử trong quá trình phục vụ khách du lịch còn nhiều hạn chế phần nào đã làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh và chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch trong thành phố.

- Chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch Cơ sở vật chất trên địa bàn được đầu tư, xây dựng khang trang và đồng bộ phục vụ trực tiếp cho ngành du lịch, nhiều cơ sở kinh doanh có quy mô trang thiết bị tiện nghi, hiện đại, các cơ sở phục vụ nhu cầu ăn nghỉ, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ngày càng được đầu tư, nâng cấp đã và đang đáp ứng nhu cầu mua sắm và giải trí của du khách. Đến năm 2017 trên địa bàn thành phố có 186 cơ sở lưu trú với 4.027 phòng nghỉ và 7.662 giường (tăng 44 cơ sở; 1796 phòng nghỉ và 4343 giường so với năm 2011). Trong đó có 2 cơ sở đạt

tiêu chuẩn 5 sao (khu nghỉ dưỡng Sun Spa Rersot, khách sạn Mường Thanh – Quảng Bình), 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao (Khách Sạn Sài Gòn – Quảng Bình), 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao (Khách sạn Tân Bình, Luxe, Sài Gòn Beach Rersot), 21 cơ sở đạt 2 sao, 22 cơ sở đạt 1 sao (so với năm 2011 tăng 2 cơ sở 5 sao, 1 cơ sở 1 sao, 3 cơ sở 3 sao, 14 cơ sở 2 sao, 12 cơ sở 1 sao).

Thành phố tạo điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm để các cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng và nâng cấp các nhà hàng tại bãi biển, nhà hàng tại Quảng trường Biển, nhà hàng trưng bày các sản phẩm du lịch truyền thống của thành phố Đồng Hới. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị cho thành phố một diện mạo mới phục vụ du lịch, đặc biệt đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các bãi tắm biển, các tuyến đường biển: Công viên Nhật Lệ, hệ thống Chợ, điện chiếu sáng, điện trang trí, trồng cây xanh ở các tuyến đường, các bục đảo giao thông và các công trình công cộng khác. Từ năm 2011 đến nay đã đầu tư mới 36 tuyến điện sáng trong khu dân cư với tổng chiều dài là 21,06 km; xây dựng vỉa hè trên 26 tuyền với tổng diện tích là 68.248,23m2 . Trồng mới và thay thế 5.541 cây xanh các loại, nâng tổng số cây xanh toàn thành phố lên khoảng 19.188 cây; diện tích cây xanh đô thị là 12,5m2/người.

Các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố đã được quan tâm đầu tư, tôn tạo và khai thác có hiệu quả, thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, đặc biệt là hệ thống các di tích ven biển, các công trình văn hóa như: Tượng đài Mẹ Suốt, Trương Pháp, di tích Thành Đồng Hới, Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông Nhà thờ Tam Tòa…các dịch vụ hỗ trợ du lịch: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, hệ thống chợ ngày càng được phát triển đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Lượng khách du lịch đến thành phố Đồng Hới ngày

càng cao, thời gian lưu trú dài hơn. Năm 2014 lượng khách du lịch đến Đồng Hới là 876.498 lượt người, trong đó khách trong nước là 839.498 lượt người, khách quốc tế 37.000 lượt người, thời gian khách quốc tế lưu trú là 1,19 ngày và khách trong nước là 1,18 ngày; so với năm 2010 tăng 377.177 lượt người, trong đó khách trong nước tăng 359.697 lượt người, khách quốc tế tăng 17.480 lượt người. Năm 2017 ước tính lượng khách đến thành phố Đồng Hới là 1.090.000 lượt người trong đó khách trong nước là 1.000.000 lượt người, khách quốc tế 90.000 lượt người, thời gian khách quốc tế lưu trú là 1,18 ngày và khách trong nước là 1,17 ngày; so với năm 2011 tăng 550.679 lượt người, trong đó khách trong nước tăng 552.199 lượt người, khách quốc tế tăng 30.480 lượt người, tăng bình quân hàng năm 16,7% (Mục tiêu của Chương trình tăng hàng năm 8 – 20%).

- Chính sách đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống Thành phố đã quan tam đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống, nhất là các lễ hội tiêu biểu tạo được điểm nhấn, ấn tượng lớn đối với nhân dân địa phương và du khách thập phương như: Lễ hội bơi trãi, lễ hội cầu ngư, múa bông, chèo cạn…Tuần văn hóa – du lịch Dồng Hới hàng năm được tổ chức ngày càng có tính chuyên nghiệp và quy mô với nhiều điểm mới, tạo được dấu ấn tốt đẹp, góp phần thu hút lượng khách đến tham quan du lịch thành phố Đồng Hới ngày càng tăng. Bên cạnh các hoạt động do thành phố tổ chức, các xã các phường đã chủ động tổ chức các hoạt động phù hợp với địa phương mình, trong đó mỗi xã, phường đều tổ chức ít nhất một hoạt động văn hóa truyền thống như: cướp cù, chọi gà, bài chòi, cờ thẻ, cờ người, múa bông, chèo cạn, lễ hội cầu ngư…Đồng thời khuyến khích các địa phương tổ chức các lễ hội truyền thống của mình như: Lễ hội xuống đồng (xã Lộc Ninh), Lễ hội Rằm tháng Giêng (phường Hải Đình), Lễ hội cướp cù (Đồng Phú), lễ hội Cầu Ngư (xã Bảo Ninh, phường Hải Thành).

Thành phố đã quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, địa diểm tổ chức các hoạt động, đồng thời mua sắm các phương tiện hoạt động phục vụ các lễ hội như: thuyền Composite, xe điện, phương tiện truyền thanh… Hàng năm tăng kinh phí tổ chức các hoạt động lễ hội, huy động thực hiện có hiệu quả xã hội hóa các hoạt động văn hóa, du lịch, đặc biệt là các hoạt động trong Tuần văn hóa – du lịch. Bên cạnh đó, việc hãng hàng không Jetstar mở thêm đường bay Hải Phòng- Đồng Hới và Đồng Hới- Chiang Mai (Thái Lan) đã góp thêm nhiều thuận lợi cho du lịch Đồng Hới.

- Chính sách đầu tư, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống và các mặt hàng lưu niệm phục vụ du lịch

Mở rộng và phát triển các ngành nghề chế biến truyền thống của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)