Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 79 - 83)

thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật phạm pháp luật

Trên cơ sở Luật Du lịch số 44/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch; Thông tư 88/2008/TTBVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ VHTT&DL Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ- CP; Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 9/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP; các văn bản của UBND thành phố Đồng Hới: Chương trình phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2010-2015 ban hành kèm theo Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ngày 1/3/2015 của UBND thành phố Đồng Hới; Chương trình phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định 16/2016/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 của UBND thành phố Đồng Hới,… Để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; Thành ủy, HĐND thành phố Đồng Hới cần phải ban

hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020. UBND thành phố cụ thể hóa Nghị quyết bằng các Chương trình, Đề án và Kế hoạch hoạt động từng giai đoạn và hàng năm. Ngoài ra, các phòng, ban, ngành căn cứ các văn hướng dẫn của Trung ương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh, thành phố; theo chức nhiệm vụ để tham mưu ban hành các văn bản trên từng lĩnh vực liên quan.

+ Đối với ngành Công an: Tham mưu ban hành kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm, tuyến du lịch.

+ Đối với ngành Tài nguyên - Môi trường: Tham mưu ban hành Đề án, các văn bản về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, tuyến du lịch, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

+ Đối với ngành Nội vụ: Tham mưu ban hành đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thành phố Đồng Hới giai đoạn 2015-2020 trong đó có nhân lực du lịch.

+ Đối với ngành Văn hóa – thông tin: Tham mưu ban hành Đề án tuyên tuyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; đề án phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch giai đoạn 2015-2020

+ Đối với ngành Quản lý đô thị: Tham mưu ban hành quy hoạch, Đề án xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch.

+ Đối với ngành Y tế: Tham mưu ban hành các văn bản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn…

Trên cơ sở các văn bản đã được ban hành các ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện cho các đối tượng hoạt động trên lĩnh vực du lịch: đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch từ cấp huyện đến các xã, phường, thị trấn; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch hiện đang hoạt động kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao ý thức chấp

hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Trong hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản pháp luật phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể để hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp.

Trên địa bàn thành phố hiện nay có 265 cơ sở kinh doanh lưu trú có 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 21 khách sạn 2 sao, 22 khách sạn 1 sao; trên 1.000 nhà hàng kinh doanh ăn uống, giải khát, trong đó có khoảng 60 nhà hàng thường phục vụ khách du lịch. Trong thời gian tới phải tập trung ưu tiên hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản, các quy định pháp luật cho nhóm kinh doanh cơ sở lưu trú và các nhà hàng phục vụ khách du lịch. Hàng năm, khi có những văn bản mới, những quy định mới điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế phải kịp thời phổ biến và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện.

3.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của địa phương phương

- Trên cơ sở Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch tổng thế thành phố đến năm 2020. Chương trình phát triển du lịch – thương mại thành phố Đồng Hới năm 2016-2020, UBND thành phố cần chỉ đạo các phường, xã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mình. Xây dựng các Quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, các trung tâm vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại phục vụ khách du lịch…Rà soát, điều chỉnh, bổ sung những quy hoạch không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch phải dựa trên chiến lược phát triển và phải gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; dựa trên nguồn lực, tiềm năng hiện tại, xu hướng phát triển tương lai, cần phải có tầm nhìn dài hạn và có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân và điều quan trọng nhất là phải gắn liền với thực tế. Đặc biệt chú ý đến vấn đề

tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch chi tiết cũng như quá trình thực hiện quy hoạch.

- Sau khi các quy hoạch đã được phê duyệt, tổ chức công bố công khai quy hoạch một cách rộng rãi, thông qua nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị công bố quy hoạch, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND thành phố, UBND xã, phường, một số khu vực công cộng… nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt thông tin một cách chính thống, chính xác để có kế hoạch, phương án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Triển khai thực hiện và quản lý tốt việc thực quy hoạch; tránh tình trạng triển khai thực hiện không hiệu quả, hoặc “quy hoạch treo”…Các phòng, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan phải cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để xác định mức độ ưu tiên cho từng khu vực, từng điểm, từng dự án cụ thể; trên cơ sở đó mới xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện đồng bộ các khâu thì mới đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Trong thời gian tới, cần ưu tiên:

+ Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng tại các bãi tắm biển: Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú, làng du lịch Bảo Ninh.

+ Trùng tu, tôn tạo hệ thống các di tích lịch sử, nhất là hệ thống di tích lịch sử, công trình văn hóa ở tuyến biển.

+ Chỉnh trang hệ thống hạ tầng đô thị như: như giao thông, điện, nước, cơ sở vật chất như nhà hàng, khu lưu trú và trung tâm hội nghị.

+ Đối với các tuyến du lịch: Tiếp tục khai thác có hiệu quả và nâng cao chất lượng phục. Đưa vào khai thác một số tuyến mới phục vụ nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)