Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 53)

phạm pháp luật

Trên cơ sở Luật Du lịch, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch; Thông tư 88/2008/TTBVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ VHTT&DL Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP; Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 9/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP; các văn bản của UBND tỉnh Quảng Bình: Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định 38/2006/QĐ-UBND ngày 1/9/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch phát triển du tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014- 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 3349/KH-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình; Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, UBND thành phố Đồng Hới đã ban hành các văn bản: Chương trình phát triển du lịch – thương mại Đồng Hới giai đoạn 2011-2015, Chương trình phát triển du lịch – thương mại Đồng Hới giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 về việc ban hành Đề án tổ chức các

hoạt động “Tuần Văn hóa- Du lịch Đồng Hới”.

Trong những năm qua, UBND Thành phố Đồng Hới đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp các ban, ngành và địa phương trong thành phố hướng dẫn thực hiện các văn bản Luật và quy phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch đến tận các ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố, cấp xã. Đồng thời, hướng dẫn tổ chức thực hiện đến cấp xã, các nghệ nhân, cá nhân am hiểu văn hóa lễ hội để các địa phương, người dân nắm vững và thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước trong hoạt động bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống. Tập trung hướng dẫn các văn bản: Luật Du lịch, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch; Thông tư 88/2008/TTBVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ VHTT&DL Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP; Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 9/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP; các văn bản của UBND tỉnh Quảng Bình: Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định 38/2006/QĐ-UBND ngày 1/9/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 3349/KH-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình. Các văn bản do thành phố ban hành: Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU về xây dựng văn minh đô thị giai đoạn 2005 - 2010 và giai đoạn 2011-2020; Chương trình thực hiện nghị quyết văn minh đô thị; Nghị quyết về việc thông qua Đề án tổ chức các hoạt động Tuần văn hóa- du lịch Đồng Hới, Đề án tổ chức các hoạt động Tuần văn hóa- du lịch Đồng Hới; Kế hoạch số 485/KH-UBND ngày 11/11/2016 của UBND thành phố về thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Ban

Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 5555/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1560/QĐ-BCĐ ngày 05/4/2017 của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 4114 ngày 19/9/2016 của UBND thành phố về việc ban hành Đề án Đào tạo nghề phục vụ phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016- 2020; Ban hành Quy chế quản lý các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí trên sông, trên biển như: Quy chế quản lý hoạt động dịch vụ mô tô nước trên biển, dịch vụ Thiên nga đạp nước trên sông Nhật Lệ.

Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phản ánh từ doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất; cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch…tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, hoạt động du lịch trên địa bàn được quan tâm đầu tư và phát triển, môi trường du lịch được cải thiện, thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, lượng khách đến tham quan du lịch ngày càng tăng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn quy phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là: Chất lượng các văn bản thành phố ban hành chưa cao, nhiều nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chưa dự báo được tình hình phát triển nên các giải

pháp đưa ra chưa có hiệu quả, nhiều nội dung, giải pháp chưa có tính khả thi trong thực tế. Vì vậy, khi văn bản hết hiệu lực nhưng nhiều nội dung vẫn chưa thực hiện được.

Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thường xuyên, nhiều lúc chưa kịp thời. Có nhiều văn bản đã được ban hành và áp dụng trong thực tế khá lâu nhưng chưa được triển khai tuyên truyền phổ biến (có những văn bản một hoặc hai năm sau mới được phổ biến). Ví dụ: Nghị định 180/2013/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ- CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch được ban hành ngày 14/11/2013, Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT về Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích ban hành ngày 30/12/2013 nhưng đến 12/2014 mới triển khai hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đối tượng được phổ biến hướng dẫn thực thi các văn bản chưa đầy đủ, chủ yếu là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước làm việc trong lĩnh vực du lịch, quản lý du lịch và một số doanh nghiệp lớn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các cơ sở lưu trú, nhà nghĩ, khách sạn, nhà hàng, đơn vị lữ hành…được hướng dẫn thực thi các văn bản liên quan đến lĩnh vực du lịch vẫn còn rất hạn chế, thậm chí có những cơ sở chưa được tham gia lần nào. Hình thức tuyên truyền, phổ biến chưa phong phú cao. Do vậy, nhận thức về quản lý nhà nước về du lịch, về phát triển du lịch, ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực du lịch của một bộ phận nhân dân và một số doanh nghiệp chưa cao. Tình trạng các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch, hình ảnh du lịch của địa phương nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Việc tổ chức thực hiện các văn bản hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)