Tiềm năng du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 42 - 46)

2.1.2.1. Tiềm năng du lịch biển

Được thiên nhiên ưu đãi cho bờ biển dài và đẹp với 15,7km chiều dài, độ nghiêng vừa phải, biển gần bờ cạn, bãi biển thẳng tắp với màu cát trắng tinh khôi kéo dài từ xã Quang Phú đến hết địa phận xã Bảo Ninh, biển Đồng Hới hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh...

Bãi biển Nhật Lệ không gian thoáng đãng, nước trong xanh biếc, cát óng ánh như dát bạc, môi trường du lịch trong lành, đó là cảm giác của du khách đến với bãi biển Nhật Lệ.

Biển Quang Phú kéo dài với những rặng phi lao xanh ngắt, không khí trong lành, yên tĩnh mang vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết. Đến đây du khách được hòa mình vào thiên nhiên khoáng đãng, thả hồn theo âm thanh vi vút của những rặng phi lao và tiếng rì rào của biển cả.

Biển Bảo Ninh với những rặng dừa xanh trĩu quả, lẫn trong lớp nhà cửa san sát. Trên bến nước, thuyền bè ngược xuôi tấp nập. Giữa vùng biển bao la, bốn bề sông nước mênh mông, dải cát Bảo Ninh nổi lên như một bức tường thành lô nhô, lớp lớp nối nhau, vươn mình thẳng đứng rồi sải cánh theo chiều dài sông Nhật Lệ tô điểm cho cảnh quan Đồng Hới thêm duyên dáng, hữu tình. Biển bảo Ninh vẫn còn hoang sơ, luôn chờ đón du khách đến khám phá. Theo kết quả điều tra của một công ty tư vấn ở Pháp, để tìm bãi biển Việt Nam tốt nhất cho việc kinh doanh thì bãi biển Nhật Lệ được xếp cao hơn

cả bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) và Cửa Lò (Nghệ An). Trong năm 2015 biển Nhật Lệ đã được công nhận vào top 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập; các bãi biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình công nhận là điểm du lịch địa phương.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn - Các di tích lịch sử - văn hóa:

Hiện nay, thành phố có 9 di tích được Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch công nhận và 7 di tích cấp thành phố, điển hình như: Quảng Bình quan, thành Đồng Hới, bến đò và tượng đài mẹ Suốt, khu Giao tế Quảng Bình, Lũy Đào Duy Từ, trận địa pháo dân quân Đức Ninh, nhà lao Đồng Hới, chiến khu Thuận Đức, Lăng Cá Ông - Miếu Âm hồn - Miếu Ông Nghị… có thể nói đây là những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo.

- Các lễ hội dân gian: Ở vào vị trí trung độ của bán đảo Đông Dương- một vị trí địa lý khá đặc thù nên Đồng Hới đã là nơi gặp gỡ, tiếp nhận và giao hòa nhiều hệ văn hóa khác nhau, là nơi hội tụ dấu tích của các nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh, Đại Việt và Chămpa, Trung Hoa và Ấn Độ, kể cả văn hóa phương Tây… Đồng Hới là khu vực chuyển tiếp giữa nền văn hóa Bắc – Nam, nơi giao hội giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của 2 miền với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc được khôi phục và tổ chức hằng năm như: lễ hội bơi trãi, cầu ngư, cướp cù, bài chòi, múa bông chèo cạn, cờ thẻ, cờ người... Bên cạnh các lễ hội dân gian, hiện nay thành phố tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Đồng Hới hằng năm với nhiều hoạt động như: lễ hội ẩm thực, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí... đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với du khách đến tham quan du lịch tại thành phố Đồng Hới.

những làng nghề nổi tiếng, hình thành và phát triển gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong lịch sử như các làng nghề chế biến hải sản: Bảo Ninh, Quang Phú; sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ Phú Hải, làng hoa Đồng Phú… Đối với du lịch, những làng nghề là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị cao, có khả năng tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch.

-Làng du lịch Bảo Ninh: Với một vị trí có một không hai, phía Đông là biển, phía Tây là sông Nhật Lệ, phía Bắc là cửa biển Nhật Lệ, làng chài Bảo Ninh là địa điểm lý tưởng cho phát triển du lịch. Kể từ khi cầu Nhật Lệ và cầu Nhật Lệ 2 thông xe, khu nghỉ mát sang trọng Sun Spa Resort Mỹ Cảnh 5 sao đi vào hoạt động, làng du lịch Bảo Ninh càng có nhiều thuận lợi phát triển. Hiện nay, có nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí… đang được đầu tư xây dựng, hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Đến với Bảo Ninh du khách còn có thể viếng thăm nhiều di tích lịch sử văn hoá như Luỹ Trường Sa, quê hương Mẹ Suốt anh hùng và lễ hội dân gian truyền thống.

2.1.2.3. Đặc điểm du lịch Đồng Hới

Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện về kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa nên du lịch Đồng Hới có những đặc trưng riêng so với các địa phương khác.

Thứ nhất; Đồng Hới có nguồn tài nguyên du lịch: hệ thống các bãi biển đẹp và còn hoang sơ như Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh, nhiều di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh và các Lễ hội truyền thống nên du lịch Đồng Hới chủ yếu phát triển loại hình du lịch biển, nghĩ dưỡng và Lễ hội.

Thứ hai; Các nguồn tài nguyên du lịch và hệ thống các di tích văn hóa lịch sử đó nằm rải rác khắp thành phố, nên đầu tư để phát triển du lịch không chỉ là đầu tư mỗi một điểm mà phải đầu tư cả tuyến thì mới có hiệu quả, trong

khi nguồn lực tài chính của thành phố còn hạn chế, việc đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên đó để phát triển du lịch còn thiếu chiều sâu, chưa đồng bộ nên chưa khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh về du lịch của thành phố.

Thứ ba; Đồng Hới là một thành phố trẻ, một bộ phận dân cư chưa am hiểu về vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, họ cho rằng phát triển du lịch sẽ làm ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, lối sống của người dân địa phương. Vì vậy, họ không có sự hợp tác, không hào hứng khi có các dự án đầu tư phát triển du lịch.

Thứ tư; Du lịch là một ngành tương đối khá mới mẻ so với các ngành kinh tế khác ở vì vậy Đồng Hới chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này, do đó chất lượng phục vụ ngành du lịch chưa cao, chưa có tính chuyên nghiệp.

Thứ năm; Sự cố môi trường biển năm 2016 tại các tỉnh miền Trung trong đó có thành phố Đồng Hới đến nay vẫn gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch biển - thế mạnh du lịch của Đồng Hới.

Từ các đặc điểm về du lịch thành phố Đồng Hới như đã phân tích ở trên, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cũng có những đặc điểm riêng biệt, đó là:

Một là; Phải điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về tiềm năng du lịch để có quy hoạch phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch; ưu tiên quy hoạch phát triển các vùng có tài nguyên đặc biệt nổi bật về du lịch trước và có các chính sách phát triển du lịch, phù hợp, sát với tình hình thực tiễn của từng địa phương, từng điểm du lịch, tuyến du lịch.

Hai là; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là người dân ở các địa phương có các điểm du lịch, tuyến du lịch về vai

trò, vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục du lịch của thành phố.

Ba là; Có chính sách tạo việc làm; khuyến khích nhân dân ở các vùng có điểm du lịch, có nguồn tài nguyên du lịch tham gia mở các hoạt động, dịch vụ du lịch nhằm nâng cao đời sống của nhân dân ở các vùng này.

Bốn là; Cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của các địa phương, nhất là nâng cao năng lực trong xử lý các sự cố ảnh hưởng đến du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)