Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 89 - 93)

Là một địa phương được đánh giá là có tiềm năng về du lịch nhưng các tiềm năng đó chưa được khai thác có hiệu quả. Có rất nhiều nguyên nhân

nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản đó là Đồng Hới là thành phố trẻ, nguồn lực đầu tư cho việc khai thác, phát triển du lịch còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch chưa nhiều. Các chính sách khuyến khích hỗ trợ cho phát triển du lịch còn nhiều bất cập, vướng mắc, thực hiện chưa hiệu quả. Chính vì vậy để huy động tốt các nguồn lực để phát triển du lịch, làm cho du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố thì cần phải ban hành các chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch; chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch.

- Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về du lịch

+ Về chế độ tiền lương: Hiện tại chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ngành du lịch nói riêng chưa đảm bảo cho mọi chi phí, hoạt động tối thiểu trong cuộc sống. Vì vậy, phải tăng mức lương tối thiểu; điều chỉnh hệ số lương giữa các bậc lương theo hướng tăng dần; quá trình tăng lương thực hiện theo lộ trình, mỗi năm có thể tăng từ 15% - 20% lương nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ được giao.

Du lịch là một ngành đặc thù, vì vậy đề nghị nghiên cứu để có chế độ phụ cấp ngành cho cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch như một số ngành khác.

+ Chế độ thưởng: Hàng năm, ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của nhà nước; đề nghị UBND thành phố có chế độ khen thưởng động viên thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước có những đề án, sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn của ngành. Chế độ khen thưởng phải được thực hiện kịp thời và giá trị thưởng phải mang tính chất thu hút, động viên để kích thích, khuyến khích những người khác chứ không phải chỉ mang tính tượng trưng hoặc là thưởng cho có lệ.

+ Về đào tạo và đào tạo lại:Hàng năm rà soát lại trình độ chuyên môn cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về du lịch để có chính sách đào tạo bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng. Có thể đào tạo ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng về năng lực cơ bản, năng lực chuyên sâu. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do nhà nước hỗ trợ, hoặc hỗ trợ một phần …

+ Chế độ ưu tiên trong tuyển dụng: Khi tuyển dụng vào một vị trí làm việc về lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch thì nên ưu tiên tuyển dụng những người có trình độ chuyên ngành về du lich phù hợp. Ngoài ra phải có có kiến thức sâu rộng về du lịch, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng để có thể đảm đương các công việc như: xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế trong du lịch, quản lý các điểm du lịch, thanh tra du lịch, kế hoạch đầu tư du lịch… Khi tuyển dụng, ngoài việc thực hiện phần thi, phỏng vấn về lý thuyết, các văn bản liên quan đến vị trí việc làm; cần chú trọng phỏng vấn các kiến thức thực tiễn liên quan đến ngành du lịch của địa phương, yêu cầu đưa ra các nội dung, giải pháp để phát triển ngành du lịch của thành phố. Qua đó, để hiểu rõ, đánh giá đúng thực chất về kiến thức, năng lực thực sự của từng thí sinh để lựa chọn được những người thực sự giỏi có tài vào làm việc trong ngành du lịch.

Ngoài ra, có chế độ ưu tiên khác như: Hỗ trợ kinh phí, cấp đất, hỗ trợ nhà ở, phương tiện đi lại, làm việc; tạo điều kiện cho gia đình họ về làm việc ở tỉnh nhà khi có yêu cầu ( đối với những người ngoài tỉnh)…

- Chính sách đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh về du lịch

Tổ chức điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của lực lượng lao động hiện đang tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn thành phố. Trên cơ sở đó, xây dựng và ban hành chương trình (hoặc kế

hoạch dài hạn) phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố một cách toàn diện; quy định rõ lộ trình phát triển của từng giai đoạn; đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành; tập trung cho các nhóm ngành nghề: nhóm lao động nghiệp vụ: lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar, đầu bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, nhân viên lữ hành…; Nhóm năng lực cơ bản: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kiến thức lãnh đạo, quản lý, ngoại ngữ, tin học…

+ Đào tạo dài hạn: Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học: tập trung vào các ngành quản lý, các ngành nghề năng lực chuyên sâu, chuyên môn, kỹ thuật cao phục vụ và quản lý doanh nghiệp.

+ Đào tạo ngắn hạn: chủ yếu đào tạo kỹ năng giao tiếp, lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar, đầu bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, nhân viên lữ hành và lao động nghiệp vụ trực tiếp tại các cơ sở lưu trú nhà hàng phục vụ khách du lịch…

Có chính sách hỗ trợ cùng với chính sách của doanh nghiệp để thu hút và giữ chân đối với nhân lực thực sự giỏi về làm việc cho các doanh nghiệp tại thành phố. Ví dụ: Doanh nghiệp có chính sách ưu đãi về tiền công, thu nhập, hỗ trợ phương tiện đi lại…tùy theo điều kiện thực tế của doanh nghiệp; chính quyền tạo điệu kiện trong việc cấp đất, hỗ trợ về nhà ở, các thủ tục hành chính khác…. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để đào tạo nguồn nhân lực trong đơn vị đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành du lịch như: bố trí kinh phí cho người được cử đi đào tạo, trong thời gian được cử đi đào tạo vẫn được hưởng các chế độ tiền công, tiền thưởng theo quy định của đơn vị…

Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng chuyên lĩnh vực du lịch để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại thành phố và hỗ trợ từ ngân sách địa phương để tổ chức các lớp này.

Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ đối với người dân địa phương tham gia hoạt động dịch vụ du lịch như: vay vốn, miễn, giảm thuế; ưu tiên mặt bằng; hỗ trợ kinh phí… tạo điều kiện để người dân đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm các phương tiện, trang thiết phục vụ du lịch như: Đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghĩ, nhà hàng, cơ sở sản xuất các mặt hàng, sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch; ưu tiên phát triển các sản phẩm là thế mạnh, mang thương hiệu của địa phương. Có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với những người làm ra những sản phẩm, các mặt hàng lưu niệm mới được du khách ưa chuộng.

Lực lượng lao động du lịch là người dân địa phương, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo bài bản mà chỉ tham gia một số lớp tập huấn ngắn ngày nên chất lượng phục vụ còn yếu. Vì vậy, thành phố cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề: có thể hỗ trợ kinh phí đào tạo, đào tạo miễn phí tại chỗ… nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch tại chỗ, ưu tiên phát triển lao động của địa phương, nhất là các địa phương có tiềm năng về du lịch (Hải Thành, Bảo Ninh, Quang Phú….)

Ngoài ra, có chế độ khen thưởng thỏa đáng đối với tất cả những người phát hiện, khám phá ra địa danh, điểm du lịch mới; hoặc tạo ra ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)