Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 55 - 59)

thành phố Đồng Hới

Theo Luật Du lịch, quản lý nhà nước được chia thành 2 cấp. Cấp Trung ương và cấp địa phương. Ở cấp địa phương chỉ quy định đến cấp tỉnh. Tại thành phố Đồng Hới, Phòng Văn hóa &Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Ở cấp xã thì công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các hoạt động du lịch trên địa bàn. Vì vậy, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn có những bất cập, lúng túng; vì như chúng ta đã biết, du lịch là một ngành tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; các điểm du lịch, khu du lịch nằm ở một địa phương (trên địa bàn của xã, phường) nhưng theo Luật du lịch cấp xã, huyện không được phân cấp quản lý; mọi tình huống phát sinh từ thực tiễn như: tình trạng lộn xôn, mất an ninh trật tự, xã hội; không đảm bảo vệ sinh môi trường, … sẽ không được địa phương chủ động và xử lý kịp thời.

Để thực hiện tốt quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố Đồng Hới thì bên cạnh cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố quản lý nhà nước về du lịch là Phòng Văn hóa Thông tin; UBND thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố với 16 thành viên. Trưởng Ban chỉ đạo là đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố, 15 thành viên còn lại là lãnh đạo các phòng, ban, ngành liên quan.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các phòng, ban, ngành và địa phương liên quan trong việc xây dựng và tổ chức

triển khai các chương trình phát triển du lịch của thành phố phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu và đề xuất các chính sách, kế hoạch và giải pháp để thực hiện các chương trình, kế hoạch đạt kết quả; giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực du lịch; kiểm tra đôn đốc các phòng, ban, ngành và địa phương trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về phát triển du lịch và thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, pháp luật của nhà nước về phát triển du lịch, về nhận thức bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao các cấp, các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ. Theo đó; phòng Văn hóa thông tin là cơ quan chủ trì trong việc tham mưu cho UBND thành phố xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch, phối hợp với các ban, ngành và xã, phường trong thành phố thực hiện các chương trình, kế hoạch đề ra. Các phòng, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp Phòng Văn hóa thông tin xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra. Thông qua Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố; các ban, ngành, địa phương đã phát huy trách được nhiệm của ngành mình trong quản lý nhà nước về du lịch.

Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn còn nhiều hạn chế, đó là: Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố hoạt động chưa hiệu quả, việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa quyết liệt, thiếu thường xuyên. Một số phòng, ban, ngành chưa chủ động trong việc tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch. Một số nội dung của chương trình, kế hoạch ban hành không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên không có khả năng thực thi. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch chưa đồng

bộ, thiếu chặt chẽ, thụ động và còn chồng chéo. Các phòng, ban, ngành thường hoạt động đơn lẻ, độc lập trong khi nhiều nội dung, lĩnh vực cần phải có sự phối hợp liên ngành nên hiệu quả trong quản lý cũng như trong thực hiện chưa cao.

Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố Đồng Hới có 16 thành viên. Trong đó, Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố; Phó ban Thường trực là đồng chí trưởng phòng Văn hóa – thông tin; các thành viên của Ban chỉ đạo là Trưởng hoặc Phó các ban, ngành liên quan. Mô hình này cho ta thấy: Thứ nhất, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới chủ yếu là các ngành, mà chưa có sự kết hợp giữa ngành và lãnh thổ. Trong khi đó, du lịch là ngành có tính chất liên ngành, liên vùng; vì vậy đòi hỏi quản lý nước về du lịch phải có sự kết hợp giữa ngành và lãnh thổ. Thứ hai, các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo là cấp Phó các ban, ngành nếu không được ủy quyền thì không quyết định được những vấn đề liên quan đến du lịch thuộc lĩnh vực đơn vị mình mà chỉ có cấp Trưởng mới là người quyết định. Thứ ba, Ban chỉ đạo không có thành viên nào là lãnh đạo các xã, phường có hoạt động du lịch phát triển nên không có sự tham mưu kịp thời của địa phương. Vì vậy, Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố trong thời gian qua hoạt động chưa hiệu quả.

Thủ tục hành chính trong phê duyệt, cấp phép đầu tư; cho thuê đất các dự án du lịch còn rườm rà, phức tạp nên chưa thú hút được đầu tư. Việc kiểm tra chấp hành các quy định của nhà nước về giá cả dịch vụ du lịch; niêm yết giá và bán đúng gía niêm yết thực hiện chưa có hiệu quả; ban hành một số quy định về các mức phí, lệ phí, bảng giá dịch vụ áp dụng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố chưa phù hợp; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững còn hạn chế. Vì vậy, vẫn còn xảy

ra tình trạng chèo kéo, tăng gía, ép giá với khách du lịch, không đảm bảo vệ sinh, môi trường và cảnh quan tại các điểm du lịch, khu du lịch; tuyên truyền quảng bá và xúc tiến đầu tư vào du lịch hiệu quả chưa cao. Số lượng doanh nghiệp đăng ký đầu tư các dự án nhiều nhưng các doanh nghiệp có đủ điều kiện, năng lực thực sự để thực hiện tốt dự án thì lại rất ít; nhiều dự án chậm tiến độ, bị bỏ giữa chừng.

Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch hiện nay ở thành phố Đồng Hới như sau:

- 1 cán bộ lãnh đạo là Phó Chủ tịch phụ trách Văn hóa - Xã hội, trong đó có lĩnh vực du lịch.

- Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố quản lý nhà nước du lịch trên địa bàn, có 02 cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực du lịch, trong đó 1 cán bộ lãnh đạo Phòng và 01 chuyên viên. Tại các xã, phường có 01 công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các hoạt động du lịch trên địa bàn, trình độ chuyên môn chủ yếu là cử nhân tại chức các ngành sư phạm và các ngành xã hội: Lịch sử, văn hóa, dân tộc học…

Với thực trạng số lượng và cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ QLNN du lịch như trên, ta thấy có sự bất cập trong đội ngũ này. Về số lượng, có thể nói chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của thành phố cũng như khó đủ sức tham mưu cho lãnh đạo UBND thành phố, Phòng Văn hóa thông tin và UBND cấp xã trong việc định hướng, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố hiện nay. Về trình độ, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch còn thấp, đặc biệt ở cấp xã, chủ yếu qua đào tạo Cao đẳng và Đại học tại chức, thêm vào đó, phần lớn không được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch (trong đó có vị trí lãnh đạo thành phố) vì vậy hạn chế trong việc tham mưu ban hành các chính sách phát triển du lịch và thực hiện

quản lý nhà nước về du lịch của thành phố.

Nhìn chung, nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới vừa thiếu về số lượng vừa chưa đảm bảo về chất lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Bảng 2.2. Số lượng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

T

T Cấp quản lý

Số lượng

Trình độ chuyên môn Giới tính Trên ĐH ĐH Chuyên ngành DL Nam Nữ 1 UBND thành phố - Cán bộ lãnh đạo 3 2 2 1 - Cán bộ chuyên trách 1 1 1 2 UBND cấp xã

Công chức Văn hóa- xã hội

16 12 2 7 9

Nguồn: Phòng Văn hóa – thông tin 2011-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)