Nội dung Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 36)

1.2. Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững

1.2.3. Nội dung Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững

1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo

Theo từng thời kỳ, mỗi quốc gia đều đứng trước những thay đổi lớn lao có ý nghĩa bước ngoặt. Những thay đổi ấy tạo ra những cơ hội và thách thức đối với đường lối, chính sách phát triển, trong đó có chính sách giảm nghèo.

Xây dựng chiến lược giảm nghèo là kim chỉ nam cho việc thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững. Những tư tưởng, định hướng của Đảng được xây dựng thành chiến lược về giảm nghèo, từ đó, trở thành tiền đề để triển khai thực hiện các hoạt động tiếp theo. Việc lập ra các chiến lược giúp nhà quản lý nhìn nhận được những điều kiện hiện có và tiềm năng trong tương lai, qua đó, chỉ ra những thuận lợi và nắm bắt những cơ hội để áp dụng hiệu quả trong công tác giảm nghèo, đồng thời, tìm được những khó khăn, thách thức, những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai, là căn cứ để hoạch định những biện pháp khắc phục, hạn chế tối đa những khó khăn có thể xảy ra trong triển khai thực hiện.

Chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững là việc cụ thể hóa chiến lược, chủ trương của Đảng, áp dụng trong từng vấn đề, là căn cứ để thực hiện tại từng địa phương cụ thể. Việc cụ thể hóa từng hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạch định các chính sách phù hợp với từng đặc điểm của địa phương, tránh bỏ sót đối tượng, tránh lãng phí và không phù hợp, không hiệu quả. Triển khai các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo cần chú trọng đến sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế, đến mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, khắc phục những hạn chế, yếu kém đang xảy ra trong cộng cuộc giảm nghèo hiện nay của quốc gia.

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo

Giảm nghèo bền vững là một quá trình phức tạp và khó khăn. Để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các đối tượng chịu tác động, cần có một tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo, đó là bộ phận trung gian, có trách nhiệm tham mưu, phổ biến ý chí của Đảng và Nhà nước đến từng gia đình, từng người nghèo trong xã hội, đồng thời, phản hồi kịp thời những nguyện vọng của người dân đến nhà hoạch định các cấp.

Tại Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm tham mưu chính trong công tác giảm nghèo trên cả nước. Phân theo cấp chính quyền, Sở Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chính trong công tác giảm nghèo tại cấp tỉnh, phòng Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm về công tác giảm nghèo tại cấp huyện, tại cấp xã, công chức văn hóa – xã hội phụ trách lĩnh vực lao động – Thương binh và xã hội phụ trách công tác giảm nghèo tại cơ sở. Với tổ chức bộ máy giảm nghèo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương được phân cấp, phân công nhiệm vụ khá rõ ràng như trên, việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo ở nước ta hiện nay được thực hiện khá chặt chẽ, có trình tự và có sự chú trọng nhất định.

1.2.3.3. Chuẩn bị nguồn lực làm công tác giảm nghèo

Với một công việc lâu dài, khó khăn và nhiều thách thức như công tác giảm nghèo bền vững, cần có một nguồn lực lớn để thực thi chính sách cũng như duy trì các chương trình, dự án tại từng địa phương. Thực hiện quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững bằng các chương trình, dự án, chính sách cần có sự chuẩn bị nguồn lực kỹ càng, cụ thể và phù hợp với từng mục tiêu,

từng điều kiện cụ thể tại địa phương. Nguồn lực làm công tác giảm nghèo bao gồm nguồn nhân lực và nguồn vật lực.

Nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo bao gồm cán bộ, công chức, nhân viên… những người trực tiếp hoặc gián tiếp làm công tác giảm nghèo từ trung ương đến cơ sở. Đây là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự thành công trong việc thực hiện các hoạt động giảm nghèo, người làm công tác giảm nghèo có năng lực, có kỹ năng và trình độ tốt thì việc hoạch định, thực hiện, truyền tải các chương trình, dự án giảm nghèo đến người dân mới tốt, công tác giảm nghèo mới được thực hiện có hiệu quả, đúng theo chiến lược, chính sách đã hoạch định và phù hợp với từng điều kiện cụ thể tại địa phương. Nguồn vật lực làm công tác giảm nghèo bao gồm nguồn kinh phí giảm nghèo và các nguồn vật chất khác. Tại Việt Nam, nguồn kinh phí và các nguồn vật chất khác phục vụ công tác giảm nghèo chủ yếu được đảm bảo bằng ngân sách Nhà nước, nguồn ngân sách của trung ương và từng địa phương.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và các tổ chức kinh tế - xã hội, các nguồn lực từ cộng đồng từ các chương trình từ thiện, tình nguyện… cũng là một nguồn lực đáng kể góp phần to lớn vào công tác giảm nghèo của nước ta. Đây cũng là một định hướng tiềm năng trong tương lai, sự góp sức của xã hội là biện pháp hữu hiệu để phát triển bền vững công tác giảm nghèo ở các giai đoạn tiếp theo.

1.2.3.4. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo

Tổ chức thực hiện chính sách là khâu then chốt để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực hiện tại cộng đồng. Chính sách giảm nghèo được thực hiện bằng việc triển khai các chương trình, dự án cụ thể theo từng điều kiện tại địa phương với mục tiêu, quy trình và cách thức thực hiện riêng.

Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo đòi hỏi sự tuân thủ đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đồng thời, phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Tránh trường hợp chính sách được áp dụng không phù hợp, không hiệu quả, gây lãng phí về các nguồn lực, thời gian cũng như chiến lược của địa phương.

Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bao gồm hai hoạt động chính: Tuyên truyền, phổ biến chính sách là hoạt động đầu tiên để chính sách được phổ biến rộng rãi đến mọi người dân trong xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách có thể thực hiện qua các kênh thông tin khác nhau như: các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, Internet… hoặc qua các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền tại các cấp chính quyền và tại cơ sở. Tuyên truyền, phổ biến chính sách đòi hỏi sự chính xác, đầy đủ nội dung, đồng thời, phải đảm bảo sự kịp thời, nhanh chóng và đúng đối tượng.

Tổ chức thực hiện chính sách được thực hiện bằng nhiều hoạt động như: cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án giảm nghèo, phân tích, đánh giá các điều kiện, triển khai thực hiện, phản hồi các tác động và kết quả thực hiện chính sách…. Đây là khâu quan trọng nhất, quyết định công tác giảm nghèo có thành công hay không, kết quả của hoạt động này là các chỉ số người nghèo tại địa phương có thay đổi không, mức sống của người dân có tăng không và việc giảm nghèo có bền vững không. Nếu công tác tổ chức thực hiện chính sách thất bại thì việc hoạch định chiến lược cũng như các hoạt động khác trong quản lý Nhà nước về giảm nghèo coi như không có kết quả.

1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo

Bất kỳ hoạt động nào được thực thi, bao gồm cả hoạt động quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là hoạt động cần thiết nhằm theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách, đồng thời, phát hiện

và điều chỉnh kịp thời các sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chính sách đã được áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)