Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 45)

1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở một số địa

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phú

Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có địa hình bị chia cắt phức tạp, là địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc thiểu số, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính.

Theo số liệu tổng điều tra, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, huyện Phú Lương có 4.006 hộ nghèo (chiếm 13,54%), hộ cận nghèo là 3.009 (10,17%). Qua 3 năm thực hiện công tác giảm nghèo, năm 2018, toàn huyện đã có 2.238 hộ thoát nghèo, bình quân giảm 2,4%/năm [2].

Có được kết quả này, UBND huyện Phú Lương đã xây dựng kế hoạch tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ để nhiều lao động có việc làm ổn định, thu nhập khá. Huyện cũng chỉ đạo thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn và làm giàu ngay tại địa phương nơi sinh sống, nhất là các hộ nghèo. Tổ chức tốt công tác đào tạo nghề, gắn với tạo việc làm mới cho người lao động, trong đó ưu tiên các hộ nghèo và cận nghèo để góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.

Huyện Phú Lương đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực trong công cuộc giảm nghèo tại địa phương. Cụ thể như kết hợp với các đoàn thể có kế hoạch giúp đỡ các hội viên nghèo, cận nghèo, tạo điều kiện cho hội viên được tiếp cận các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Đồng thời, tập trung tuyên truyền về công tác giảm nghèo thông qua các hội nghị, cuộc họp xóm, cụm loa truyền thanh và thông báo cho người dân về việc tuyển dụng lao động như đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp tuyển dụng công nhân trong tỉnh như Công ty Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, Glonic, khu công nghiệp Điềm Thụy...

Địa phương cũng chú trọng thực hiện đầy đủ các chương trình, chế độ chính sách cho hộ nghèo và cận nghèo như chương trình 135, vay vốn ưu đãi cho học sinh, sinh viên, các nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách và xã hội, chế độ tiền điện, hỗ trợ mua giống cây, vật nuôi cho hộ nghèo. Đồng thời, phối hợp với các ngành tổ chức nhiều buổi tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đào tạo nghề cho nhân dân. Đặc biệt là việc chỉ đạo người dân áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ

thuật vào trồng lúa, trồng rừng, chăm sóc, nâng cao thu nhập từ các cây trồng chủ lực tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)