Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 85 - 86)

nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng người dân

Với đặc trưng là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, người dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, để công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về nội dung, mục đích, các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo bền vững thông qua các kênh thông tin như tập huấn, tuyên truyền qua các văn bản chính thống, truyền thanh, truyền hình... nhằm làm chuyển biến nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng nhân dân về công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thứ hai, xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giảm nghèo bền vững, nâng cao nhận thức về giảm nghèo cho người dân, làm cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, nội dung của các chính sách được triển khai, nhận thức rõ nghèo, đói đi đôi với hèn, kém, thua thiệt so với người khác cũng như địa phương khác.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chương trình liên quan đến lao động, việc làm, giải quyết việc làm và dạy nghề cho lao động

nông thôn tại địa phương. Tạo môi trường việc làm ổn định, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người nghèo học nghề, chủ động tạo việc làm, tham gia các dự án, lao động xuất khẩu, tự tìm việc làm để thoát nghèo bền vững.

Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Ngoài các hình thức tuyên truyền đang được áp dụng hiện nay như tuyên truyền bằng miệng, tuyên truyền thông qua các cuộc hội nghị, họp thôn, sinh hoạt hội, đoàn thể, tuyên truyền bằng pano, áp phích, đài phát thanh...., cần áp dụng thêm các hình thức tuyên truyền như chiếu phim lưu động, nêu gương điển hình... để các chính sách giảm nghèo bền vững đi vào cuộc sống của người dân. Hơn nữa, cần phát huy vai trò của người uy tín như Trưởng thôn, già làng... để công tác tuyên truyền sâu rộng đến người dân trong cộng đồng.

Thứ năm, thường xuyên làm công tác biểu dương điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương. Tài liệu tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung cần dịch ra 02 thứ tiếng: tiếng việt và tiếng dân tộc thiểu số để người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ nội dung cần tuyên truyền. Khi tuyên truyền đến người dân cần khéo léo, gần gũi, tránh làm tổn thương đến người nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)