1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở một số địa
1.4.2. Kinh nghiệm Quản lý Nhà nước về công tác giảm nghèo tại huyện
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Vị Xuyên là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang, Vị Xuyên là nơi sinh sống của 19 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng…Trong đó người Tày chiếm đa số, trình độ dân trí thấp.
Năm 2019, tổng số hộ trên địa bàn huyện Vị Xuyên là 25.403 hộ, số hộ nghèo cuối năm là 4.918 hộ, chiếm 19,36% tổng số hộ dân, giảm 3,94% so với năm 2018. Số hộ cận nghèo là 4.512 hộ, chiếm tỷ lệ 17,76%. Số hộ tái nghèo năm 2019 là 22 hộ, chiếm 0,45%, số hộ nghèo phát sinh là 229 hộ, chiếm 4,66%.[3]
Để có được kết quả này, Đảng và chính quyền huyện Vị Xuyên đã thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực trong công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn, cụ thể như sau:
Ngay từ đầu năm, UBND huyện Vị Xuyên đã ban hành các quyết định, kế hoạch triển khai công tác lao động, việc làm; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, hội, đoàn thể, phòng, ban chuyên môn; chỉ đạo các địa phương phải vào cuộc quyết liệt; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về vấn đề việc làm; tổ chức nhiều buổi hội chợ, tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm huyện và các xã, thị trấn thu hút đông đảo lao động tham gia.
Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Nông dân thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn viên, hội viên tiếp cận khoa học kỹ thuật, nguồn vốn chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động đã giúp các hộ dân trên địa bàn huyện nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Trong giai đoạn tiếp theo, huyện tiếp tục phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyên truyền cho người lao động đăng ký đi làm việc ngoài tỉnh và nước ngoài; mở các lớp đào tạo dạy nghề, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhóm nghề: Trồng cây công nghiệp; chăn nuôi thú y; cây lương thực; cây thực phẩm; tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu giao.