Quan điểm của Đảng về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố hà nội (Trang 95)

Chủ trƣơng về phát triển CNHT đƣợc chính thức đề cập trong Văn kiện Đại hội X (2006): Khuyến khích phát triển công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh; Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, nhƣ: … công nghiệp bổ trợ. Năm 2006, trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 (theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 4-4-2006 của Thủ tƣớng Chính phủ) đã đề cập đến một số nội dung và chỉ rõ các ngành cần tập trung phát triển CNHT. Năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) ban hành Quyết định số 34 (ngày 31-7-2007) về Phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó nêu rõ: ―CNHT là hệ thống các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất các sản phẩm đầu vào là nguyên vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng … phục vụ cho khâu lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng‖.

Đại hội XI khẳng định: ―Ƣu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng‖.

Ngày 24-2-2011, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó CNHT đƣợc xác định là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc

sản phẩm tiêu dùng. Sản phẩm CNHT là sản phẩm của các ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da - giầy và CNHT cho phát triển công nghiệp công nghệ cao, gồm: vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Quan điểm này dựa trên cơ sở các ngành công nghiệp hạ nguồn của chuỗi sản xuất và mỗi một ngành công nghiệp hạ nguồn thì lại có từ một đến vài ngành sản xuất khác nhau cùng liên kết để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh riêng biệt.

Tại Đại hội XII (2016), Đảng ta chỉ rõ cần tập trung ―Phát triển các ngành công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tăng hàm lƣợng khoa hoc - công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu"; ―Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lƣợng, cơ khí, điện tử, hóa chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh"; theo đó, cần―Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cƣờng liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nƣớc, hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ theo cụm liên kết ngành". Để tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp CNHT, Đảng ta chủ trƣơng: ―Khuyến khích đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ‖.

Nhƣ vậy, từ Đại hội X đến Đại hội XII, quan điểm của Đảng ta về CNHT ngày càng đƣợc khẳng định rõ, từ khái niệm: công nghiệp bổ trợ hoặc là công nghiệp phụ trợ (Đại hội X năm 2006) và từ Đại hội XI (2011) đến nay đã thống nhất và khẳng định là công nghiệp hỗ trợ. Phạm vi hoạt động đã có

cụm CNHT; phạm vi hoạt động của CNHT có sự liên kết theo chiều dọc hoặc chiều ngang hay liên kết liên ngành. Thực tiễn và xu hƣớng phát triển công nghiệp và CNHT đã và đang chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. CNHT dần đƣợc khẳng định trong chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhiều văn bản của Chính phủ và của các bộ, ngành, địa phƣơng, hiệp hội, doanh nghiệp, cũng nhƣ đƣợc bàn luận ở nhiều hội thảo và trên phƣơng tiện truyền thông. Thực tiễn CNHT ở nƣớc ta đã có bƣớc khởi đầu phát triển ở một số ngành: sản xuất ô tô, điện tử, công nghiệp phần mềm, dệt may.

3.1.2. Quan điểm của nhà nước về phát triển CNHT

Thứ nhất, sử dụng đồng bộ, tập trung và hợp lý các công cụ chính sách nhằm đẩy nhanh phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong thời gian tới, cần chú ý sử dụng đồng bộ, hài hòa tất cả các công cụ, nhất là chính sách thuế, đầu tƣ và tín dụng để tạo môi trƣờng và xung lực tích cực để tạo động lực cho công nghiệp hỗ trợ phát triển nhanh, vững chắc. Kết hợp toàn diện giữa điều hành Nhà nƣớc, cơ chế thị trƣờng, tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế, không cào bằng và không bao cấp kéo dài trong thực hiện các chính sách tài chính.

Thứ hai, phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế. Thực hiện sự phân công hợp tác quốc tế vừa là yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế khi tham gia hội nhập, vừa là điều kiện tiết kiệm nguồn lực của xã hội, giảm chi phí.

Thứ ba, cụ thể và linh hoạt các công cụ chính sách, đồng thời, kiểm soát các lạm dụng ƣu đãi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Thực tế, khả năng nguồn lực tài chính là hạn hữu, nhu cầu nguồn lực tài chính cho phát triển công nghiệp hỗ trợ là vô hạn. Vì vậy, cần chọn lọc, ƣu tiên những ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ đáp ứng Chiến lƣợc

phát triển công nghiệp, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tạo động lực thu hút nguồn lực FDI...

Công cụ chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần đảm bảo tính nhất quán, xuyên suốt, thể hiện quyết tâm và ổn định trong phát triển công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, cần đảm bảo các giải pháp không cố định, cứng nhắc, linh hoạt theo từng thời kỳ. Các cam kết thực thi trong giai đoạn liên tục thể hiện sự nhất quán của Chính phủ trong hoạch định giải pháp và điều hành thực hiện giải pháp…

3.2. Mục tiêu, yêu cầu và định hƣớng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội tại thành phố Hà Nội

3.2.1. Mục tiêu phát triển CNHT Hà Nội

Mục tiêu chung

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành CNHT Hà Nội thông qua việc nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn;

- Nâng cao hiệu quả các chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp CNHT tạĩ Hà Nội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu;

- Thu hút đầu tƣ từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực CNHT nhằm gia tăng số lƣợng và chất lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT.

Mục tiêu cụ thể

- Năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT tại Hà Nội. Trong đó 40% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuấn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

- Đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triến công nghiệp lĩnh vực CNHT hàng năm tăng trên 15%.

3.2.2. Yêu cầu phát triển CNHT Hà Nội

Về ngành nghề lĩnh vực: Tập trung vào 03 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất linh kiện phụ tùng; CNHT phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; và CNHT cho ngành dệt may - da giày, cụ thể:

- Lĩnh vực linh kiện phụ tùng: Sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng kim loại; điện - điện tử và nhựa - cao su, phục vụ các ngành hạ nguồn quan trọng nhƣ điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, các ngành công nghiệp công nghệ cao.

- Lĩnh vực CNHT cho Công nghiệp công nghệ cao:

Lĩnh vực vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao: Nghiên cứu, đầu tƣ sản xuất vật liệu chế tạo phục vụ công nghiệp công nghệ cao; sản xuẩt vật liệu điện tử cung cấp cho sản xuất CNHT công nghệ cao; sản xuất các loại hóa chât có độ tinh khiết và chất lƣợng cao, các chất hoạt động bề mặt, chất phụ gia phục vụ công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ sinh học và công nghiệp vật liệu mới.

Lĩnh vực thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ cho công nghiệp công nghệ cao: Phát triển các doanh nghiệp lắp đặt, bảo dƣỡng và sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp công nghệ cao, tƣ vấn và dịch vụ hỗ trợ chuyến giao công nghệ. Phát triển và sản xuất các phần mềm nền, phần mềm công nghiệp, bộ điêu khiên cho công nghiệp tự động hóa, thiết kế vi mạch điện tử. Hiện đại hóa và thành lập các trung tâm đo lƣờng, kiểm định và kiểm tra chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Lĩnh vực CNHTdệt may - da giày: Sản xuất xơ, sợi, vải và các loại phụ liệu, tập trung vào các sản phấm trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, sản phấm có chất lƣợng và giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế thời trang quốc tế. Phát triển các trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm thiết kế mẫu.

trong các lĩnh vực CNHT tại Hà Nội; Trong đó tập trung chủ yếu (khoảng 90%) ở lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng và CNHT cho các ngành công nghiệp công nghệ cao;

Về chất lượng: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, sản phấm có giá trị và hàm lƣợng công nghệ cao; Các doanh nghiệp/sản phẩm CNHT tại Hà Nội có chất lƣợng và năng lực cạnh tranh cao, đủ năng lực cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia, các công ty FDI tại Việt Nam và tham gia vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu, thể hiện ở các yếu tố Chất lƣợng - Giá thành - Thời gian giao hàng - Môi trƣờng - Tài chính (QCDEF).

Về quy mô: Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam, dự báo quy mô phát triển sản phẩm CNHT Hà Nội những năm tới nhƣ sau:

Bảng 8: Dự báo quy mô sản phẩm CNHT Hà Nội

TT Sản phẩm Đơn vị

tính

Cả nƣớc* Hà Nội 2020 2030 2020 2030

1

Linh kiện cơ khí ô tô: các chi tiết khung, gầm, thân vỏ, cửa xe, các chi tiết dạng tấm

nghìn tấn

sản phẩm 45 70 4 7

2

Linh kiện cơ khí thuộc hệ thông treo, hệ thống truyền lực, hệ thống làm mát, nội thất xe ô tô các loại

nghìn tấn

sản phẩm 80 150 6 14

3 Linh kiện, chi tiết động cơ, động cơ điện

nghìn tấn

sản phẩm 30 60 2 5

4

Linh kiện cơ khí tiêu chuấn: bu lông, ốc vít, ổ bi, bánh răng, chi tiết máy các loại

nghìn tấn

5

Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, khuôn ép nhựa, các loại đồ gá: gá hàn, đồ gá gia công, kiểm tra

1000 bộ

sản phẩm 3 6 0,5 1

6

Linh kiện cơ khí cho điện tử gia dụng: các chi tiết kim loại dạng tấm, vỏ máy giặt, tủ lạnh, máy tính, thiết bị truyền thông

nghìn tấn

sản phẩm 20 40 2 5

7 Linh kiện, phụ tùng máy động lực các loại

nghìn tấn

sản phẩm 70 130 6 12

8 Linh kiện điện tử, quang điện tử, triệu sản 7.000 15.000 600 1.600 9 linh kiện thạch anh phẩm

10 Vi mạch điện tử triệu sản

phẩm 2.000 4.000 150 400

11

Linh kiện, phụ tùng điện - điện tử sử dụng cho ô tô, máy nông nghiệp, máy động lực

nghìn

sản phẩm 400 900 30 50

12

Linh kiện, phụ tùng điện-điện tử sử dụng trong thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động

triệu sản

phẩm 500 1.500 50 150

13 Cảm biến thông minh các loại triệu sản

phẩm 100 200 20 40

14 Linh kiện nhựa kỹ thuật nghìn tấn 800 1.500 40 70 15 Linh kiện cao su kỹ thuật nghìn tấn 300 500 20 35

3.2.3.Định hướng phát triển CNHT Hà Nội

Định hƣớng phát triển công nghiệp Hà Nội

Nghị quyết sổ 05/NQ-HĐND, ngày 03/8/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của thành phổ Hà Nội định hƣớng: Phát triến mạnh các sản phẩm công nghiệp chủ lực, mũi nhọn; tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đƣờng nhƣ: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dƣợc, hóa mỹ phẩm,... Khuyến khích phát triển CNHT, đấy mạnh tham gia mạng lƣới sản xuất toàn cầu. Đấy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu; phát triến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp CNHT.

Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu: Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nƣớc, phát triến công nghiệp gắn với khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lởn. Tạo các sản phẩm chất lƣợng, giá trị cao, cỏ khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến của các nƣớc.

Các ngành chủ chốt đƣợc định hƣớng phát triển là: điện tử - công nghệ thông tin (thiết kế sản phẩm, sản xuất phần mềm, sản xuất linh kiện, thiết bị và các dịch vụ điện tử - tin học); cơ khí (các loại động cơ nhỏ, sản phẩm điện cơ, cơ khí chính xác, các chi tiết máy hiện đại, chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, cơ điện tử, tự động hóa); hóa chất, hóa dƣợc và mỹ phẩm; dệt may, da giày (phát triển các trung tâm cung cấp dịch vụ, trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu thời trang cao cấp, theo chiều sâu, tập trung vào sản xuất sản phấm cao cấp theo công nghệ mới, hiện đại không gây ô nhiễm môi trƣờng).

nghề sản phẩm có hàm lƣợng tri thức và có giá trị gia tăng cao, phát huy đƣợc tiềm năng và lợi thế Thủ đô; Phấn đấu đến cuối năm 2020, có khoảng 700 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực CNHT.

Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (VKTTĐBB) đến năm 2020, tầm nhìn đển 2030 xác định phƣơng hƣớng phân bố không gian trong một số lĩnh vực công nghiệp quan trọng nhƣ sau:

Công nghiệp cơ khí: Sản xuất động cơ điện, máy biến áp khô công suất lớn, xe con, xe chuyên dụng, thiết bị toàn bộ, máy móc cơ khí chính xác tại Hà Nội; đóng tàu, máy móc cơ khí nặng, thiết bị khai thác, sàng tuyến, ô tô tải nặng tại Quảng Ninh; thiết bị siêu trƣờng, siêu trọng, thiết bị thủy lực cho máy xây dựng, các loại xe công nghiệp, máy móc thiết bị thuộc ngành dầu khí, năng lƣợng, đóng và sửa chữa tàu thủy, CNHT ngành đóng tàu tại Hải Phòng; lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện máy móc, máy móc phục vụ nông nghiệp tại Hải Dƣơng; xe máy, xe ô tô con, xe chuyên dụng, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc công trình tại Hƣng Yên; xe máy, ô tô, máy cắt, gọt kim loại, sản xuất khuôn mẫu tại Vĩnh Phúc; linh phụ kiện máy móc tại Bắc Ninh.

- Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử: Sản xuất linh kiện điện tử,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố hà nội (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)