Năm 2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Sau hơn một năm thực hiện, chỉ thị đã có tác động đến nhận thức của toàn xã hội về công tác thanh tra, kiểm tra, đƣợc cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp về công nghiệp hỗ trợ đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ chỉ sản xuất 1 vài sản phẩm trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp này trong một năm bị rất nhiều đoàn thanh tra, tuy nhiên khi có chỉ thị số 20/CT-TTg thì các trong năm họ chỉ phải tiếp một đoàn thanh tra liên ngành, đây cũng là một bƣớc tiến mới trong thực hiện quản lý đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Công tác thanh tra của thành phố Hà Nội, tập trung vào những lĩnh vực nhƣ sử dụng đất đai, đầu tƣ xây dựng, trốn thuế, bảo vệ môi trƣờng. Nghiêm túc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
Kết quả thanh tra các doanh nghiệp CNHT nhƣ sau:
đoàn thanh tra, kiểm tra, tạo điều kiện cho các DN yên tâm tập trung sản xuất kinh doanh, UBND thành phố chỉ đạo hạn chế thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, thay vào đó chủ yếu thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tuy nhiên, số tiền xử phạt vi phạm tăng mạnh chứng tỏ mức độ vi phạm của DN tăng và việc xử lý vi phạm đƣợc tiến hành nghiêm túc. Cách thức tổ chức thanh, kiểm tra tại các doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2017 - 2019 cũng có sự khác biệt so với giai đoạn 2013 - 2016, theo hƣớng giảm số lƣợng, tăng cƣờng kiểm tra liên ngành. Cùng với đó, UBND thành phố đã chỉ rà soát các dự án có sử dụng đất trên địa bàn các KCN và thành lập Tổ công tác để triển khai. Kết quả thanh, kiểm tra đến nay cho thấy các DN cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, khắc phục:
- Về đầu tƣ: qua thanh tra, kiểm tra đối các DN tại KCN Thăng Long, Khu công nghiệp Nam Hà Nội phát hiện một số DN CNHT còn những tồn tại nhƣ: Triển khai dự án chậm, không thực hiện theo đúng nội dung của GCN đầu tƣ …
- Về quy hoạch xây dựng: Đa số các DN CNHT đã triển khai xây dựng các hạng mục công trình theo đúng với quy hoạch tổng mặt bằng. Tuy nhiên, một số DN thuộc đối tƣợng thanh tra còn có hiện tƣợng vi phạm nhƣ xây dựng chƣa đúng theo bản vẽ thiết kế.
- Về triển khai xây dựng hạ tầng: Khi trình phê duyệt dự án, chủ đầu tƣ các KCN đều cam kết thực hiện đầy đủ các hạng mục đầu tƣ hệ thống HTKT, các dịch vụ tiện ích… nhƣng trên thực tế tình trạng không thực hiện đúng cam kết vẫn phổ biến, thu hút đầu tƣ đến đâu thì san lấp xây dựng đến đó, không đầu tƣ hoặc đầu tƣ không đủ công suất các đối với hạng mục khu xử lý nƣớc thải tập trung làm ảnh hƣởng đến các DN CNHT trong các KCN.
- Về môi trƣờng: một số đơn vị chƣa chấp hành đầy đủ Luật Bảo vệ môi trƣờng nhƣ: chƣa có hợp đồng thu gom vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, quan trắc không đúng định kỳ… . Việc san lấp xây dựng hạ tầng KCN
đã gây ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên, tác động tiêu cực đến các di tích lịch sử, hệ thống thoát nƣớc và môi trƣờng xung quanh.
- Về lao động: Qua thanh, kiểm tra phát hiện một số DN CNHT vi phạm các quy định pháp luật về lao động nhƣ: chƣa đăng ký thang bảng lƣơng, nội quy lao động và thoả ƣớc lao động tập thể…, chƣa tiến hành khám sức khỏe cho ngƣời lao động định kỳ hàng năm theo quy định, còn hiện tƣợng nợ BHXH...
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chƣa thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 ―về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020‖, tiến hành thanh, kiểm tra quá một lần/năm đối với một dự án, và tình trạng nhƣợng bộ, nể nang và chƣa công bằng giữa doanh nghiệp CNHT và các doanh nghiệp FDI, nhất là đối với các DN 100% vốn nƣớc ngoài. Các biện pháp xử lý vi phạm đối với các trƣờng hợp này thƣờng là hài hòa, chƣa thật sự có sức răn đe. Số tiền xử phạt vi phạm vẫn còn thấp.