- Phát triển ngành CNHT gắn liền với nuôi dƣỡng, phát triển và dành sự hỗ trợ chủ yếu cho đối tƣợng DNVVN. Kinh nghiệm các quốc gia có ngành CNHT phát triển nhƣ Malaysia, Trung Quốc, các DN sản xuất sản phẩm CNHT tập trung phần lớn vào nhóm DNVVN. Đặc điểm của nhóm DN này là gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận vốn, công nghệ và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; do đó, cần có sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc để tạo động lực phát triển cho nhóm DN này. Các ƣu đãi về lãi suất vay; trợ cấp, ƣu đãi về thuế, ... có thể là những biện pháp tích cực để hỗ trợ cho các DNVVN sản xuất CNHT. Do DNVVN là đối tƣợng DN chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nền kinh tế nên phát triển đối tƣợng này sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế và thúc đẩy đƣợc TTKT.
- Phát triển ngành CNHT đi cùng với các biện pháp thu hút đầu tƣ, trong đó, đặc biệt là thu hút FDI định hƣớng vào phát triển ngành CNHT. Theo kinh nghiệm của cả Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc, trong thời kỳ đầu phát triển ngành CNHT, việc thu hút FDI sẽ giúp cho các DN sản xuất CNHT một lƣợng vốn cần thiết để đầu tƣ đổi mới công nghệ, phát triển, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng thị trƣờng. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, các biện pháp nhƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông; tạo ra các ƣu đãi về thuế, môi trƣờng đầu tƣ, ... là cần thiết cho việc thu hút dòng vốn FDI vào phát triển các ngành CNHT và thúc đẩy TTKT.
- Chú trọng các chính sách hỗ trợ về đổi mới công nghệ thông qua việc hình thành các trung tâm thử nghiệm, kiểm tra, hƣớng dẫn về công nghệ mới và phát triển công nghệ; có chính sách cần thiết để nâng cao bảo hộ quyền SHTT nhằm tạo môi trƣờng lành mạnh cho sự phát triển các ngành CNHT và
ngành CN chính (kinh nghiệm của Thái Lan), từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy TTKT.
- Chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực CN, đặc biệt, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, cần quan tâm phát triển đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho các ngành CN công nghệ cao. Biện pháp này không những giúp tăng năng suất ở bản thân ngành CN CBCT mà còn tăng năng suất của toàn nền kinh tế, thúc đẩy TTKT. - Xác định nhóm ngành CN chính cần ƣu tiên để xác định các sản phẩm CNHT cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của ngành CN chính (theo kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc). Việc xác định các nhóm ngành CN chính đƣợc ƣu tiên phát triển sẽ giúp các quốc gia tập trung nguồn lực, môi trƣờng, chính sách ƣu đãi, ... để thúc đẩy sự phát triển của ngành CN chính và các ngành CNHT, từ đó, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.
- Gia tăng tính liên kết giữa các nhà cung cấp địa phƣơng với các tập đoàn đa quốc gia, giữa các DN trong nƣớc, giữa DN sản xuất sản phẩm hỗ trợ với các DN lắp ráp, DN FDI, các tập đoàn đa quốc gia ... (kinh nghiệm của Thái Lan), để hỗ trợ phát triển sản phẩm, đảm bảo đƣợc tính ổn định với cả thị trƣờng nguyên liệu đầu vào và thị trƣờng đầu ra cho các sản phẩm CNHT, từ đó, nâng cao sức cạnh tranh, GTGT cho sản phẩm CN chính và cho nền kinh tế.
- Quan tâm đến chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, xây dựng hệ thống thông tin DN và sản phẩm CNHT, thông tin về nhu cầu CNHT ... (kinh nghiệm của Thái Lan), để tạo cầu nối giữa DN CNHT với các DN lắp ráp, MNC, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, minh bạch, từ đó, nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
Tiểu kết chƣơng 1
Công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, việc quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp hỗ trợ là việc quản lý đầu vào của ngành công nghiệp có vai trò to lớn trong tăng trƣởng kinh tế.
Tại chƣơng 1 luận văn đã khái quát đƣợc các khái niệm về công nghiệp hỗ trợ, đặc điểm, vai trò của công nghiệp hỗ trợ, từ đó tiếp tục nghiên cứu các lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp hỗ trợ qua khái niệm, nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp hỗ trợ.
Qua việc xác định các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp hỗ trợ và qua kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ là khung lý thuyết để luận văn nghiên cứu tiếp ở các chƣơng tiếp theo.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI