Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT, công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng đế cung cấp cho sản xuất sản phấm hoàn chỉnh; 6 nhóm ngành đƣợc ƣu tiên phát triển gồm: Dệt may; Da giày; Điện tử; Sản xuất lắp ráp ô tô; Cơ khí chế tạo và các sản phẩm CNHT cho cho công nghiệp công nghệ cao.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam sẽ tập trung phát triển 3 lĩnh vực chủ yếu: (1) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng: linh kiện kim loại, linh kiện nhựa - cao su, linh kiện điện - điện tử, (2) Lĩnh vực CNHT ngành dệt may - da giày; (3) Lĩnh vực

CNHT cho công nghiệp công nghệ cao (CNCNC). Cách phân chia lĩnh vực CNHT theo đặc điểm sản phẩm cung ứng nhƣ Quy hoạch là phù họp với thông lệ quốc tế, hiệu quả trong đánh giá tình hình phát triển và đƣa ra các hỗ trợ phù họp với từng nhóm lĩnh vực. Các lĩnh vực CNHT này có thể phục vụ cho hầu hết các ngành chế biến, chế tạo nói chung, đặc biệt là 6 ngành đƣợc ƣu đãi theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP. Trong đó lĩnh vực linh kiện, phụ tùng phục vụ các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, CNCNC (cũng là các ngành chế tạo nói chung); CNHT ngành dệt may - da giày phục vụ nội vi ngành dệt may - da giày; CNHT cho CNCNC phục vụ các ngành CNCNC.

Việc đánh giá, phân tích CNHT Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất: (1) CNHT sản xuất linh kiện, phụ tùng (bao gồm linh kiện cơ khí; linh kiện điện-điện tử và linh kiện nhựa- cao su). Đây là nhóm doanh nghiệp chủ chốt, cung cấp sản phấm CNHT cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực nhƣ sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện tử;(2) CNHT phục vụ ngành dệt may, da giày; (3) CNHT cho CNCNC tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên. Đây là các sản phẩm CNHT phù họp với hiện trạng và định hƣớng phát triển công nghiệp Hà Nội, cũng nhƣ phù họp với chính sách, định hƣớng phát triển CNHT của cả nƣớc.

Năm 2019, ƣớc tính Hà Nội có 658 doanh nghiệp CNHT, trong đó có 520 doanh nghiệp CNHT chế tạo với 03 nhóm khu vực cung ứng, 135 doanh nghiệp CNHT ngành dệt may và 03 doanh nghiệp CNHT ngành da giày. Tuy số doanh nghiệp CNHT trên địa bàn còn ít, giai đoạn 2015-2019, số lƣợng doanh nghiệp CNHT tăng trƣởng khá tốt với tốc độ bĩnh quân đạt 8,3%/năm; giá trị sản xuất khu vực CNHT ƣớc đạt trên 43 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành) với tăng trƣởng bình quân 8,2%/năm (tƣơng đƣơng mức tăng trƣởng bình quân ngành công nghiệp). Mặc dù chỉ đóng góp khoảng 11% tổng GTSXCN,

thu hút đầu tƣ vào công nghiệp Thủ đô; giải quyết việc làm cho trên 55 nghìn lao động (chiếm 7% tổng số lao động công nghiệp Hà Nội). Tình hình phát triển trên các lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:

Lĩnh vực linh kiện, phụ tùng

Sản xuất linh kiện phụ tùng là lĩnh vực phát triển nhất trong các lĩnh vực CNHT tại Hà Nội. Năm 2019, tính lĩnh vực này thu hút khoảng 520 doanh nghiệp tham gia sản xuất, giá trị sản xuất ƣớc đạt khoảng 42,9 nghìn tỷ đồng (giá so sánh 2015), chiếm khoảng 28% số lƣợng doanh nghiệp và 12% tổng GTSXCN lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng của cả nƣớc (Nguồn: SIDEC, 2019).

Với số doanh nghiệp tham gia và giá trị sản xuất khá lớn, lĩnh vực này đóng vai trò chính trong phát triển CNHT Hà Nội. Các sản phẩm linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện - điện tử, nhựa - cao su đã cung ứng đƣợc rộng rãi cho các lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, công nghiệp chế tạo trong Thành phố và các tỉnh lân cận, đồng thời xuất khấu góp phần nâng cao giá trị và hàm lƣợng chế biến, chế tạo trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu Thủ đô. Trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí là lĩnh vực phát triển nhất với khoảng 280 doanh nghiệp, GTSXCN đạt 19,5 nghìn tỷ đồng. Sản phẩm chính của lĩnh vực này là các loại linh kiện, phụ tùng xe máy, khuôn mẫu, đồ gá, linh kiện gia công cơ khí (hàn, tiện, phay, bào), linh kiện cơ khí chính xác cho chế tạo máy... Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí Hà Nội đã từng bƣớc phát triển, có lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm sản xuất, đã cung ứng khá tốt cho các doanh nghiệp FDI sản xuất xe máy, đáp ứng yêu cầu khắt khe và tham gia vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia (TĐĐQG). Lĩnh vực sản xuất linh kiện điện - điện tử cũng khá phát triến với 150 doanh nghiệp, GTSXCN đạt trên 18,5 nghìn tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử tập trung tại KCN Bắc Thăng Long với sự đầu tƣ lớn từ các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Trong giai đoạn gần đây, việc

các tập đoàn công nghiệp điện tử Hàn Quốc nhƣ Samsung, LG đầu tƣ sản xuất tại các tỉnh lân cận Hà Nội cũng mở ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực này tại Hà Nội, với lợi thế về nhân lực chất lƣợng cao, tập trung các Viện, trƣờng đại học, giao thông thuận tiện, các loại hình dịch vụ hỗ trợ khá phong phú. Lĩnh vực linh kiện nhựa - cao su chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thể CNHT Hà Nội với GTSXCN ƣớc đạt trên 4,9 nghìn tỷ đồng; tuy nhiên đã đáp ứng khá tốt nhu cầu của các nhà lắp ráp.

Về công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng chủ yếu sử dụng công nghệ, máy móc của Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và một số máy móc chế tạo hoặc đƣợc nâng cấp trong nƣớc.

Sản phẩm và thị trƣờng chính của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng là các loại linh kiện, phụ tùng phục vụ các ngành công nghiệp hạ nguồn trong nƣớc nhƣ xe máy, ô tô, máy nông nghiệp, máy động lực, công nghiệp điện tử... Tuy nhiên ngoại trừ ngành sản xuất xe máy, tỷ lệ cung ứng cho các ngành công nghiệp quan trọng khác nhƣ ô tô; điện tử; CNCNC còn khá hạn chế.

Hiện nay, một số lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng đã phát triển khá mạnh tại Hà Nội, đặc biệt là tại doanh nghiệp nội địa sản xuất khuôn mẫu; linh kiện, phụ tùng xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện, săm lốp các loại... Sản phẩm có chất luợng tốt, đạt yêu cầu của các công ty FDI và đã đáp ứng tốt nhu cầu trong nuớc, đồng thời xuất khẩu sang các nuớc Đông Á, ASEAN, EU.

Trong lĩnh vực linh kiện, phụ tùng, các doanh nghiệp CNHT là các doanh nghiệp sản xuất chế tạo, có quy trình sản xuất với nhiều công đoạn có khả năng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, nhƣng do đặc điểm sản xuất đòi hỏi công nghệ khá cao, trình độ sản xuất tiên tiến, có khả năng giải quyết tốt các vấn đề môi trƣờng nên tác động không quá lớn; mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các yêu cầu cao về bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững

CNHT dệt may - da giày

Nhìn chung lĩnh vực CNHT dệt may - da giày Hà Nội kém phát triển. Năm 2015, Hà Nội có 128 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm CNHT cho ngành dệt may, chiếm 9,7% số doanh nghiệp cả nƣớc; giá trị sản xuất đạt trên 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 3% tổng GTSXCN lĩnh vực CNHT cả nƣớc. Năm 2019, ƣớc tính có khoảng 135 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; tập trung trong 2 nhóm ngành sợi và vải. Lĩnh vực hoàn thiện sản phẩm dệt và sản xuất vải dệt kim, sản xuất phụ liệu dệt may kém phát triến, các doanh nghiệp phải xuất vải mộc chƣa qua nhuộm và hoàn tất, sau đó lại nhập khẩu vải đã qua xử lý về để sử dụng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phần lớn sản phẩm dệt trong nƣớc đều phải xuất khấu mà không đƣợc tiêu thụ tại thị trƣờng Việt Nam.

Năm 2019, CNHT ngành da giày tại Hà Nội nhìn chung ít phát triển với số lƣợng DN rất ít (3 doanh nghiệp), quy mô và giá trị sản xuất nhỏ (49 tỷ đồng và 35 lao động). CNHT cho ngành dệt may - da giày còn kém, cả về chất lƣợng và chủng loại sản phẩm. Công nghệ, máy móc lĩnh vực dệt - nhuộm - hoàn tất thiếu đồng bộ, lạc hậu nên năng lực sản xuất và chất lƣợng sản phẩm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho sản phấm may xuất khẩu. Chất lƣợng da sống trong nƣớc không đạt yêu cầu, đầu tƣ vào lĩnh vực thuộc da còn hạn chế. Các sản phẩm da tổng hợp, da nhân tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc, chất lƣợng thấp.

Hiện nay CNHT cho ngành dệt may - da giày đang thu hút đƣợc sự đầu tƣ lớn từ phía doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc nhằm tận dụng các lợi thế từ các Hiệp định thƣơng mại mà việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết. Tuy nhiên, do đây là các lĩnh vực có khả năng gây ô nhiễm lớn, từ các quá trình xử lý dệt - nhuộm, thuộc da; đồng thời cũng là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng tƣơng đối thấp. Vì vậy, Hà Nội định hƣớng giảm dần lĩnh vực này trên địa bàn, thay vào đó sẽ phát triển các lĩnh vực áp dụng công nghệ cao

(sản xuất các loại vải, sợi trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, phục vụ xuất khấu), các dịch vụ nghiên cứu, thiết kế, tạo mẫu thời trang...nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sử dụng hiệu quả nguồn lao động đã khá hạn chế trên địa bàn.

CNHT cho các ngành công nghiệp công nghệ cao

Một số lĩnh vực CNHT cho các ngành CNCNC đang hình thành và phát triển tại Hà Nội bao gồm:

Linh kiện phụ tùng: Hà Nội đã phát triển sản xuất một số linh kiện, chi tiết có độ chính xác và chất lƣợng cao phục vụ các ngành điện tử, thông tin, tự động hóa; khuôn gá có độ chính xác cao;

Lĩnh vực thiết bị hỗ trợ, phần mềm, dịch vụ công nghiệp phục vụ cho công nghiệp công nghệ thông tin và sản xuất thiết bị tự động hóa, chủ yếu là một số linh kiện chính xác trên'dây chuyền tự động hóa, phần mềm và dịch vụ hỗ trợ;

Nhìn chung, các ngành CNCNC ở Hà Nội mới bắt đầu phát triển, chƣa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tƣ; năng lực của CNHT cho các ngành CNCNC ở Hà Nội mới ở dạng tiềm năng, hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm CNHT cho CNCNC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)