Thứ nhất, dung lƣợng thị trƣờng.
Dung lƣợng thị trƣờng lớn đóng vai trò rất quan trọng đồng thời với cả CNHT và TTKT. Về bản chất, dung lƣợng thị trƣờng chính là yếu tố về cầu, là bộ phận của tổng cầu trong nền kinh tế. Dung lƣợng thị trƣờng lớn sẽ ảnh hƣởng đến tác động thúc đẩy TTKT của phát triển CNHT thông qua kênh tác động thúc đẩy xuất khẩu. CNHT luôn đòi hỏi phải có lƣợng đặt hàng tƣơng đối lớn thì mới có thể tham gia thị trƣờng. Chính vì vậy, điều này đòi hỏi ngành CNHT phải đầu tƣ nhiều vốn hơn công nghiệp lắp ráp (là ngành đòi hỏi nhiều lao động). Các sản phẩm CNHT nhƣ khuôn mẫu, gia công kim loại, ép nhựa,... đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều máy móc, thiết bị đắt tiền. Một khi đã đầu tƣ lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị thì chi phí vốn cho nhà máy sẽ luôn ở một mức cố định, chi phí vốn đơn vị sẽ tỷ lệ nghịch với lƣợng sản phẩm đầu ra. Dung lƣợng thị trƣờng lớn là nhân tố cần thiết để giảm chi phí sản xuất đồng thời thu hút các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành CNHT. Vấn đề dung lƣợng thị trƣờng có thể đƣợc khắc phục thông qua xuất khẩu. Đối với các nhà sản xuất linh kiện, điều này có thể tiến hành trực tiếp thông qua việc xuất khẩu linh kiện hoặc tiến hành gián tiếp thông qua việc cung cấp linh kiện cho các nhà lắp ráp nội địa có khả năng xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng.
Chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố hình thành nên TFP. Nhƣ vậy, nhân tố chất lƣợng nguồn nhân lực công nghiệp sẽ ảnh hƣởng đến tác động thúc đẩy TTKT của phát triển CNHT thông qua vai trò nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế. Theo Diễn đàn phát triển Việt Nam (2007), khi vấn đề về dung lƣợng thị trƣờng đƣợc giải quyết thì yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển lâu dài của các ngành CN chế tạo là nguồn lao động có kỹ năng cao. Khi thiếu hụt nguồn nhân lực đáo ứng đủ điều kiện thì kể cả DN có đầu tƣ máy móc, công nghệ hiện đại thì cũng không có đủ nhân lực để vận hành, quản lý, máy móc không đƣợc vận hành, bảo trì, bảo dƣỡng đúng kỹ thuật cũng sẽ dẫn đến hỏng hóc, lãng phí,... theo đó, các DN CNHT cũng khó có thể hình thành và phát triển. Đồng thời, chất lƣợng nguồn nhân lực kém cũng sẽ khiến năng suất, hiệu quả của nền kinh tế chậm đƣợc cải thiện.
Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng.
Nhân tố hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ ảnh hƣởng đến tác động thúc đẩy TTKT của phát triển CNHT thông qua vai trò thu hút, định hƣớng và duy trì dòng vốn đầu tƣ, đặc biệt là FDI, thúc đẩy sự liên kết thông qua việc hình thành hệ thống các cụm, khu CN, cụm liên kết, ... Sự đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống Khu, Cụm CN, đƣờng giao thông, dịch vụ tiện ích cơ bản (nhƣ viễn thông, năng lƣợng); hệ thống internet, ... sẽ là những đòn bẩy tích cực để thúc đẩy sự phát triển của CNHT ngành điện tử nói riêng và thúc đẩy TTKT nói chung.
Thứ tư, hệ thống chiến lƣợc, chính sách.
Một môi trƣờng chính sách vĩ mô thông thoáng và hệ thống quy định pháp luật, chính sách ƣu đãi, hỗ trợ tốt sẽ thúc đẩy TTKT; đồng thời, các chính sách thuận lợi giúp CNHT thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, công nghệ để phát triển sản xuất trong nƣớc. Hệ thống chiến lƣợc, chính sách sẽ là nhân tố ảnh hƣởng đến tác động thúc đẩy TTKT của phát triển CNHT thông qua việc thúc đẩy liên kết, thu hút và định hƣớng dòng FDI, cũng nhƣ tác động đến
nâng cao sức cạnh tranh cho ngành CN chính, tăng hiệu quả cho nền kinh tế, ... Các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi cho phát triển CNHT cũng vô cùng cần thiết, đặc biệt với những quốc gia đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành, phát triển ngành CNHT. Khi đó, chính sách sẽ giúp định hƣớng ngành CNHT phát triển đúng hƣớng, nhanh, cung cấp các ƣu đãi, hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp, thúc đẩy việc thu hút FDI và nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
Thứ năm, hệ thống thông tin.
Để có thể phát triển CNHT cần phải có một hệ thống cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và hiệu quả cho các doanh nghiệp, cả các doanh nghiệp hạ nguồn cũng nhƣ các doanh nghiệp hỗ trợ về môi trƣờng, chính sách, nhu cầu của thị trƣờng linh phụ kiện, các cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh... Thêm vào đó, hệ thống thông tin thông suốt cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy tăng sự liên kết và năng suất, hiệu quả của toàn nền kinh tế, từ đó, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Nếu thiếu một hệ thống thống kê đủ mạnh, một cơ chế công bố và chia sẻ thông tin hiệu quả thì các chiến lƣợc phát triển kinh tế, phát triển ngành, chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với CNHT thƣờng không phát huy đƣợc tác dụng do các chính sách không cung cấp đúng những ƣu đãi, hỗ trợ mà doanh nghiệp cần. Thêm vào đó, sự thiếu hụt thông tin khiến cho cả doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp sản xuất CNHT đều khó tìm thấy nhau, các doanh nghiệp CNHT sẽ khó khăn trong việc nắm bắt các yêu cầu của các nhà lắp ráp, hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ về vốn và công nghệ từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, khả năng tiếp cận thông tin và sự sẵn sàng của nguồn thông tin chính thống và đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển CNHT, đồng thời thúc đẩy tác động tích cực của phát triển CNHT đến TTKT thông qua nâng cao hiệu quả chung cho toàn nền kinh tế.
Đây là yếu tố ảnh hƣởng đến tác động thúc đẩy TTKT của phát triển CNHT thông qua tác động đến xuất khẩu, thúc đẩy tăng tổng cầu của nền kinh tế. Theo Đặng Thị Huyền Anh (2017), toàn bộ các khâu tạo giá trị trong một chuỗi giá trị có thể phân chia thành 3 giai đoạn cơ bản là: (Xem thêm Phụ lục 8.5) (1) Giai đoạn R&D và cải tiến sản phẩm (A,B): gồm các công đoản chuẩn hóa, nghiên cứu phát triển, thiết kế. Đây là giai đoạn sản xuất độc lập, ít phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào, là giai đoạn có giá trị gia tăng cao. (2) Giai đoạn tạo sản phẩm: gồm các hoạt động chế tạo và lắp ráp (C, D), là giai đoạn nằm giữa công đoạn sản xuất và phần giá trị gia tăng đem lại cho các quốc gia tham gia vào khâu sản xuất này là thấp nhất; (3) Giai đoạn phân phối và các dịch vụ hậu mãi (E,F,...): gồm các hoạt động logistic, marketing, phát triển thƣơng hiệu, các dịch vụ sau bán hàng. Đây cũng là giai đoạn sản xuất thu đƣợc giá trị gia tăng cao. CNĐT là ngành công nghiệp sản xuất với đặc trƣng là sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh; lại liên lục có sự thay đổi về mẫu mã, tính năng, ... vì vậy, ngay cả các công ty, tập đoàn lớn cũng không thể đảm nhiệm tất cả các khâu trong các công đoạn của quá trình sản xuất công nghiệp. Từ đó, việc xác định đúng đắn lợi thế của quốc gia trong chuỗi giá trị sản xuất CNĐT sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động thúc đẩy TTKT của phát triển ngành CNHT. Thứ bảy, các vấn đề về khả năng cạnh tranh và quản trị doanh nghiệp. Nhân tố này sẽ ảnh hƣởng đến tác động thúc đẩy TTKT của phát triển CNHT thông qua ảnh hƣởng đến kênh thúc đẩy liên kết, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành CN chính và nâng cao hiệu quả cho toàn nền kinh tế.
Theo Trần Đình Thiên (2012), bản thân các DN CNHT muốn tham gia vào chuỗi cung cấp toàn cầu cho các công ty, tập đoàn lớn đòi hỏi phải thực sự năng động, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn khắt khe mà họ đƣa ra, bao gồm các yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, chi phí/ giá cả và giao hàng đúng hạn, ổn định. Bên cạnh đó, các vấn đề về quản trị doanh nghiệp (nhƣ nỗ lực đổi mới
của chủ doanh nghiệp sản xuất CNHT, các biện pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý lao động, quản lý tổ chức của doanh nghiệp CNHT,... ) sẽ có tác động thuận chiều đồng thời đến sự phát triển của ngành CNHT và sự tăng năng suất, hiệu quả của toàn nền kinh tế, từ đó, tác động cùng chiều đến mối quan hệ giữa phát triển CNHT và TTKT.