Các chính sách về công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố hà nội (Trang 75)

Nhận định về sự phát triển của ngành CNHT Hà Nội, đa số các doanh nghiệp (DN) thuộc lĩnh vực CNHT cho rằng, kim ngạch xuất khẩu (XK) mặt hàng điện thoại, điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, hàng

dệt may... hàng năm đem về cả trăm tỷ USD, nhƣng giá trị gia tăng rất thấp, do CNHT chƣa phát triển. Có thể thấy, nguyên nhân quan trọng nhất là chính sách, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh chƣa rõ ràng, chƣa có trọng tâm, trọng điểm. Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành chế tạo ôtô chỉ đạt 5-20%; ngành điện tử 5-10%; ngành da giày khoảng 30%... Đây thực sự là con số đáng báo động khi so sánh với cộng đồng DN CNHT tại một số nƣớc ngay trong khối ASEAN.

Khó khăn của DN Việt Nam trong việc phát triển CNHT thì rất nhiều. Trong đó, phải kể đến việc thiếu chủ trƣơng, chính sách cụ thể cho việc phát triển ngành CNHT của nhà nƣớc cho các DN, đặc biệt là DN trách nhiệm hữu hạn. Mặt khác, DN Việt cũng thiếu nhiều thông tin về thị trƣờng, đối tác, nhất là thiếu vốn để đầu tƣ trang thiết bị phục vụ cho phát triển từ ý tƣởng đến sản xuất.

Chính sách hiện hành cho phát triển CNHT mới chỉ tập trung hỗ trợ tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập DN, hƣớng dẫn DN tiếp cận nguồn vốn... Những quy định tạo sự gắn kết giữa DN và cơ quan nhà nƣớc còn thiếu. Chính sách, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh chƣa rõ ràng, chƣa có trọng tâm, trọng điểm. Ngoài ra, dù chính sách về đất đai đã cởi mở, thông thoáng hơn, nhƣng thủ tục hành chính còn phức tạp, nhiêu khê.

DN trong nƣớc cần chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hƣớng tiếp cận các DN, tập đoàn đa quốc gia để tìm hiểu yêu cầu của đối tác và ―đầu ra‖ cho sản phẩm. Để làm đƣợc việc này, rất cần có các chƣơng trình xúc tiến, trong đó chính quyền vừa là cầu nối, vừa là cơ quan giám sát việc thực hiện quá trình kết nối...

Thƣơng, trong đó nêu rõ những điểm mới, những lĩnh vực đƣợc ƣu tiên, hỗ trợ đối với các dự án đầu tƣ mới, mở rộng sản xuất sản phẩm CNHT, đã tạo ra nhiều thuận lợi mới cho phát triển CNHT trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, do các văn bản chỉ đạo tiếp theo của Chính phủ sau Nghị định 111 về quy chế quản lý và thực hiện chƣơng trình phát triển CNHT chậm đƣợc ban hành; hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành Nghị định 111 chƣa đồng bộ, hoàn chỉnh đã ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai chung cho các chƣơng trình phát triển CNHT tại địa phƣơng.

Để thúc đẩy CNHT Hà Nội phát triển, UBND TP. Hà Nội đã có công văn đề nghị Bộ Công Thƣơng báo cáo trình Chính phủ cho bổ sung sửa đổi Nghị định 111/2015 theo hƣớng mở rộng hơn danh mục sản phẩm CNHT và các dự án sản xuất CNHT đƣợc hƣởng ƣu đãi phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0); xem xét, bổ sung sửa đổi Thông tƣ 55 theo hƣớng đơn giản hơn về thủ tục hồ sơ để các DN CNHT thuận lợi hơn trong việc tiếp cận chính sách ƣu đãi khuyến khích của Chính phủ. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thƣơng tăng cƣờng phối hợp, trao đổi thông tin với TP. Hà Nội trong việc tổ chức thực hiện chính sách ƣu đãi, triển khai chƣơng trình CNHT quốc gia để bảo đảm sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính sách CNHT trung ƣơng và địa phƣơng.

Về phía DN trong nƣớc, cần chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hƣớng tiếp cận các DN, tập đoàn đa quốc gia để tìm hiểu yêu cầu của đối tác và ―đầu ra‖ cho sản phẩm. UBND thành phố sẽ tập trung hỗ trợ các DN trong đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất; kết nối DN Việt Nam với DN nƣớc ngoài; thu hút, kêu gọi DN quốc tế đầu tƣ vào CNHT, qua đó hỗ trợ DN nội địa trong việc quản lý, quản trị, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để tạo điều kiện phát triển cho các DN CNHT. Lãnh đạo Sở Công Thƣơng Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục đồng

hành cùng DN trong đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế.

2.2.3. Đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội

Để sản xuất kinh doanh từ ngân sách Thành phố cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Từ năm 2015 đến năm 2019, Thành phố đã hỗ trợ 48.374 triệu đồng cho 31 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đƣợc ƣu tiên phát triển, trong đó có các CNHT trên địa bàn Thành phố. Kinh phí Ngân sách hỗ trợ tuy không nhiều nhƣng đã góp phần giảm bớt áp lực chi phí lãi vay và khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

Quan tâm tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và hỗ trơ đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội; Thành phố đã đề

xuất và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận áp dụng cơ chế ƣu đãi đối với Dự án về: giao đất, cho thuê đất trong thời hạn không quá 70 năm, miễn tiền thuê đất đến 20 năm kể từ ngày hoàn thành xây dựng đƣa dự án vào hoạt động, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Tới nay Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội cơ bản đã hoàn thành cơ sở hạ tầng giai đoạn I và thu hút các doanh nghiệp vào đầu tƣ.

Đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nƣớc; xúc tiến thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ DN áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị DN, quản trị sản xuất; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu… mức hỗ trợ tối đa tới 100% tùy theo từng hoạt động.

Hoạt động xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí. Mức hỗ trợ tối đa 70% áp dụng cho các nội

Cụ thể nhƣ sau: Mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng với nội dung Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lƣợng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Tƣ vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; Đánh giá và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế;

Mức hỗ trợ là 70% áp dụng cho Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc;Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức hội chợ triển lãm kết nối công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức chƣơng trình xúc tiến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nƣớc; Tuyên truyền, quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ.

UBND Thành phố giao Sở Tài chính chủ trì bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Luật ngân sách; Xây dựng, ban hành văn bản hƣớng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chƣơng trình theo đề nghị của Sở Công Thƣơng; Ban hành mã số riêng đối với kinh phí thực hiện Chƣơng trình tại Mục lục ngân sách nhà nƣớc; Phối hợp với Sở Công Thƣơng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chƣơng trình.

Với Sở Công Thƣơng đƣợc UBND Thành phố giao trách nhiệm quản lý Chƣơng trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nhƣ: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phƣơng và Hiệp hội ngành hàng liên quan định hƣớng phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Hƣớng dẫn xây dựng các đề án, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và ký kết với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án theo quy định tại Quy chế này. Phê duyệt danh mục các đề án, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án thuộc Chƣơng trình.

Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện các đề án thuộc Chƣơng trình, đánh giá sự phù hợp với mục tiêu của từng đề án và mục tiêu tổng thể Chƣơng trình.

Tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chƣơng trình và tổng hợp chung trong dự toán của bộ, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính để xem xét bố trí dự toán, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách.

Quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nƣớc giao để thực hiện Chƣơng trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố về tình hình thực hiện Chƣơng trình. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hƣớng dẫn các địa phƣơng, tổ chức, cá nhân và đơn vị liên quan thực hiện Chƣơng trình; Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của thành phố.

2.2.4. Thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

- Tổ chức cho các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội tham quan và giao thƣơng với các doanh nghiệp công nghiệp FDI Nhật Bản, các doanh nghiệp chuyên ngành chế tạo khuôn mẫu; Phối họp JICA Nhật Bản tổ chức Hội nghị và khảo sát về ứng dụng mô hình quản lý Nhật Bản cho các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội.

hút 123 doanh nghiệp với 163 gian hàng tham gia; Tổ chức cho 45 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị và công nghiệp hỗ trợ Manuíactoring Expo tại Thái Lan; Tổ chức cho các doanh nghiệp CNHT Hà Nội tham gia Hội chợ Triên lãm Metalex Việt Nam hàng năm về máy công cụ và gia công kim loại ở thành phố Hồ Chí Minh (Mỗi kỳ triển lãm có 8-15 doanh nghiệp Hà Nội tham gia).

- Hợp tác với Viện Nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách công nghiệp - Bộ Công Thƣơng triển khai dự án ―Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hƣớng tới thị trƣờng châu Âu‖ tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Phối họp tổ chức CBI Hà Lan tổ chức các lóp đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp CNHT.

- Tổ chức các Hội nghị tập huấn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, áp dụng hệ thống quản trị, hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm mới; các Hội thảo, Hội nghị quốc tế chuyên đề vệ CNHT; các Hội nghị ứng dụng khoa học công nghệ cho doanh nghiệp; Hội nghị két nối Doanh nghiệp - Ngân hàng giới thiệu các gói vay tín dụng ƣu đãi phù hợp cho các doanh nghiệp CNHT.

2.2.5. Thực hiện việc hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

- Tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tƣ; đẩy mạnh tăng trƣờng. Kiên trì các giải pháp cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tập trung cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai, đồng thời rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2020; khuyến khích các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế, triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục thực hiện Chƣơng trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và phát triển ngành công nghiệp; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ thành lập các CCN và đầu tƣ hạ tầng CCN để thu hút các dự án sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích đổi mới công nghệ, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế; công nghệ hiện đại, sử dụng ít quỹ đất nhƣng mang lại giá trị cao; tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; tăng tỷ trọng các ngành chế biến chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp; hỗ trợ kỹ thuật đối với sản phẩm trong nƣớc, tăng tỷ lệ nội địa hóa. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trƣơng, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ; Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ của Thủ tƣớng Chính phủ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chƣơng trình, Đề án về phát triển ngành công nghiệp.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thƣơng mại - dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá và phát triển du lịch. Đẩy mạnh quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm; tăng cƣờng kiểm tra, phòng chống gian lận thƣơng mại, vi phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng. Xây dựng cơ chế quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp khi chuyển sang "hậu kiểm"; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về cắt giảm điều kiện kinh doanh và đảm bảo không chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN; Tích cực chuẩn bị cho việc thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới. Xây dựng và triển khai đề án nâng cấp chất lƣợng một số khu, điểm du lịch trọng điểm; phấn đấu lƣợng khách du lịch năm 2020 tăng 10-10,5%, trong đó, khách quốc tế tăng 16-17%.

đánh giá các sản phẩm nông sản chủ lực làm cơ sở xây dựng Atlas nông nghiệp điện tử (WebGIS). Xây dựng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất (ứng dụng IPM, GAP...); các mô hình ―nông nghiệp sinh thái‖, ―nông nghiệp đô thị‖; hình thành các trung tâm ―công nghiệp - dịch vụ nông thôn‖, các cơ sở chế biến nông sản. Theo dõi sát sao dịch tả lợn Châu Phi không để tái phát dịch và chuẩn bị điều kiện để tổ chức tái đàn khi có chủ trƣơng. Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới để xử lý vệ sinh trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Thực hiện tốt chƣơng trình ―Liên kết 4 nhà‖, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tiếp tục phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phấn đấu có thêm 4 huyện đạt tiêu chí huyện nông thôn mới và 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố hà nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)