Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2018, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trƣởng khá, giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nƣớc với những kết quả nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 8,3%, thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 369.621 tỷ đồng, nguồn thu từ khu vực kinh tế tăng 15,02% so với cùng kỳ, tổng đầu tƣ xã hội chiếm 35% GRDP, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 7,07 tỷ USD. Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trƣởng theo chiều sâu, đúng định hƣớng, tăng tỷ trọng cơ cấu ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp, nông nghiệp trong GRDP, đồng thời tăng GRDP thông qua tăng năng suất lao động ngày càng lớn. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 10 trong bảng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018. Những kết quả ấn tƣợng trên đạt đƣợc ngoài nội lực của thành phố thì Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh là một động lực thể chế quan trọng để thành phố Hồ Chí Minh phát triển hơn nữa. Liên quan đến công tác QLNN về đấu thầu MSHH trong KVC tại thành phố Hồ Chí Minh có những nội dung sau:
- Môi trường pháp lý, các văn bản quy định ban hành: Về mua sắm tập trung, ngày 03/4/2017 UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND Ban hành Quy chế về mua sắm tài sản nhà nƣớc theo phƣơng thức tập trung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong công tác quản lý tài sản, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 31/7/2018 Ban hành Quy định về phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với tài sản công tại cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức khác đƣợc thành lập theo quy định pháp luật về Hội đƣợc ngân sách nhà nƣớc đảm bảo kinh phí hoạt động trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh. Tại Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công nhƣ sau: Đối với việc mua sắm trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất và xe ô tô phục vụ công tác của các cơ quan, tổ chức thì Chủ tịch UBND thành phố quyết định mua sắm; Đối với việc mua xe ô tô chuyên dùng, phƣơng tiện vận tải khác Chủ tịch UBND thành phố và cấp huyện quyết định đối với cơ quan, đơn vị cấp mình quản lý; Việc mua sắm các tài sản khác trừ tài sản thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND thành phố thì thủ trƣởng cơ quan, tổ chức quyết định mua sắm từ nguồn kinh phí đƣợc giao. Với thành phố kinh tế phát triển, nguồn kinh phí lớn nhƣ thành phồ Hồ Chí Minh thì việc phân quyền cho các đơn vị cấp dƣới quyết định mua sắm là cần thiết.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật: UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị quán triệt việc thực hiện đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Quyết định số 1402/QĐ-TTg của Thủ tƣớng phê duyệt kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 – 2025. Tuy nhiên, đến nay ở các gói thầu thuộc dự án, số gói thầu thực hiện lựa chọn nhà thầu không qua mạng là 8.406 gói thầu, chiếm tỷ lệ hơn 98% tổng số gói thầu; số gói thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng chỉ 169
gói thầu, chiếm tỷ lệ gần 2% tổng số gói thầu. Nhìn chung các đơn vị tại thành phố chƣa nắm rõ quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng nên vẫn ƣu tiên tổ chức lựa chọn nhà thầu theo cách thông thƣờng.
- Công tác tổ chức quản lý: Chủ tịch UBND thành phố là ngƣời có thẩm quyền quyết định về công tác QLNN về đấu thầu MSHH trong KVC và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan tham mƣu chính và chịu trách nhiệm quản lý công tác đấu thầu MSHH trong KVC ở địa phƣơng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm tƣ vấn đấu thầu và Hỗ trợ đầu tƣ đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010 là đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ. Trung tâm có nhiệm vụ chính là tƣ vấn đấu thầu và tƣ vấn đầu tƣ, trong nhiệm vụ tƣ vấn đấu thầu bao gồm tƣ vấn lựa chọn nhà đầu tƣ, tƣ vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả đấu thầu... Việc thành lập cơ quan có chuyên môn cao về đấu thầu giúp cho việc đấu thầu thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nƣớc, từ đó nâng cao tính công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.