pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa trong khu vực công tại tỉnh Bắc Kạn
Quá trình hình thành và phát triển công tác QLNN về đấu thầu MSHH trong KVC tại Bắc Kạn gắn liền với sự ra đời và phát triển của các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng QLNN và sự ra đời của các văn bản Luật đấu thầu và pháp luật về mua sắm công.
Kể từ khi tái lập tỉnh Bắc Kạn vào năm 1997, quy định về đấu thầu MSHH trong KVC chƣa hình thành. Do giai đoạn trƣớc năm 2005, tại Việt Nam công tác đấu thầu gắn liền với lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng hạ tầng, những quy định về đấu thầu xây dựng đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản nhƣ: Quyết định số 24/BXD-VKT ngày 12/02/1990 của Bộ Xây dựng về “Quy chế Đấu thầu trong xây dựng”; Ngày 30/3/1994 Bộ Xây dựng có quyết định số
60/BXD-VKT ban hành “Quy chế Đấu thầu xây lắp” thay cho “Quy chế Đấu thầu trong xây dựng”; Năm 1996, Quy chế đấu thầu ra đời lần đầu tiên và đƣợc thay thế vào năm 1999. Quy chế đấu thầu này chỉ đƣợc áp dụng cho các dự án đầu tƣ. Những quy định trên về đấu thầu là nền tảng cho việc ban hành các quy định về đấu thầu liên quan đến lĩnh vực MSHH trong KVC ở giai đoạn tiếp theo.
Kể từ năm 2005, trƣớc yêu cầu bức thiết của công tác QLNN về đấu thầu trong điều kiện tình hình mới, Luật Đấu thầu đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2006. Kể từ khi Luật Đấu thầu có hiệu lực tỉnh Bắc Kạn đã triển khai áp dụng theo các quy định của Luật này và các văn bản hƣớng dẫn, việc áp dụng các quy định của Nhà nƣớc về đấu thầu MSHH góp phần thiết lập một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch cho các hoạt động mua sắm, tạo cơ sở để chủ đầu tƣ lựa chọn đƣợc những nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa, đồng thời giúp tiết kiệm nguồn vốn có hạn của ngân sách địa phƣơng. Trong thực tế, việc áp dụng Luật Đấu thầu năm 2003 tại địa phƣơng bộc lộ nhiều bất cập nhƣ: quy định về đấu thầu đƣợc nêu ở nhiều luật khác nhau, thiếu sự thống nhất đồng bộ dẫn đến khó khăn trong việc triển khai áp dụng; phạm vi áp dụng của Luật còn chƣa bao quát; việc đảm bảo yêu cầu về tính cạnh tranh còn nhiều hạn chế; quy định về đấu thầu qua mạng chỉ có một điều quy định trong khi chính phủ điện tử là xu hƣớng chung của thế giới;... Trong giai đoạn này, tỉnh Bắc Kạn triển khai áp dụng quy định của Luật đấu thầu đồng thời ban hành các văn bản quy định riêng theo điều kiện đặc thù của địa phƣơng liên quan đến việc QLNN về đấu thầu MSHH trong KVC.
Sau khi Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chủ động cập nhật thông tin, tài liệu hƣớng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn,
chủ đầu tƣ, chính quyền các cấp triển khai, thực hiện kịp thời và chấp hành đúng quy định. Việc áp dụng quy định của luật này cho thấy: tính minh bạch đƣợc nâng cao, các quy định về đấu thầu đƣợc thống nhất; đặc biệt là quy trình đấu thầu chuẩn đƣợc mẫu hóa, tình trạng chỉ định thầu đƣợc hạn chế; tăng cƣờng đấu thầu qua mạng…
Trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ (với chức năng là cơ quan tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực Kế hoạch - Đầu tƣ, trong đó có công tác đấu thầu) thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu, cũng nhƣ thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác này. Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cũng đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc thực hiện công tác đấu thầu.
Triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã phối hợp với các cơ sở đào tạo (đƣợc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho phép) tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ đấu thầu qua mạng cho hơn 140 lƣợt ngƣời là các cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ liên quan công tác đấu thầu qua mạng. Qua tập huấn, các đối tƣợng tham gia đƣợc cấp chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu qua mạng theo quy định, thao tác thành thạo và nắm đƣợc các bƣớc quy trình thực hiện đấu thầu qua mạng để triển khai thực hiện công tác đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia.
Phát huy những kết quả đạt đƣợc, hiện nay UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ động thƣờng xuyên cập nhật các văn bản mới của Trung ƣơng, của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ liên quan đến công tác đấu thầu nói chung để tham mƣu kịp thời cho UBND tỉnh hƣớng dẫn đầy đủ các chủ đầu tƣ triển khai thực hiện có hiệu quả và đảm bảo theo quy định. Đồng thời, tập trung các nguồn lực để đầu tƣ, nâng cao cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu.
Để thống nhất trên toàn tỉnh trong việc mua sắm hàng hóa trong KVC, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành các văn bản:
Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐND ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định tạm thời phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, tiêu huỷ, bán tài sản nhà nƣớc tại cơ quan, tổ chức đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên sau 4 năm áp dụng, quy định tại Nghị quyết có nhiều bất cập nhƣ: thẩm quyền phân cấp chƣa phù hợp với thực tiễn, chƣa quy định cụ thể đối với trƣờng hợp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ với giá trị lớn trên một lần mua sắm, chƣa quy định cụ thể đối với đơn vị sự nghiệp công lập... Bởi vậy, việc ban hành văn bản mới thay thế Nghị quyết này là điều cần thiết.
Ngày 29/04/2014, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND về việc Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán thanh lý, tiêu hủy tài sản nhà nƣớc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bắc Kạn (Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND) thay thế Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐND. Liên quan đến hoạt động QLNN về đấu thầu MSHH KVC, Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND quy định r
đơn vị cấp huyện và đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện mua sắm một số loại tài sản.
Năm 2017, Luật quản lý, sử dụng tài sản công đƣợc ban hành, trƣớc sự thay đổi quy định về pháp luật liên quan đến việc mua sắm tài sản và những hạn chế thực tế phát sinh khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2014/NQ- HĐND tỉnh Bắc Kạn cần ban hành văn bản mới thay thế. Ngày 17/7/2018, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn thông qua Nghị quyết số 15/2018/NQ- HĐND ngày 17/07/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành quy
định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bắc Kạn. Tại Nghị quyết này quy định cụ thể đối với việc mua sắm tài sản nhƣ sau:
“Điều 3. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công (không bao gồm mua sắm tài sản công trong trƣờng hợp phải lập thành dự án đầu tƣ):
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính đối với:
a) Trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô các loại của các cơ quan nhà nƣớc thuộc tỉnh quản lý.
b) Tài sản khác có giá trị mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên trên 01 đơn vị tài sản hoặc lô tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho 01 lần mua sắm.
Việc mua sắm tài sản công có giá trị dự toán từ 02 tỷ đồng trở lên trên 01 đơn vị tài sản, xe ô tô các loại: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân tỉnh trƣớc khi quyết định.
2. Đối với việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này đƣợc thực hiện nhƣ sau:
a) Thủ trƣởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
- Quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình;
- Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 100 triệu đồng đến dƣới 500 triệu đồng cho 01 lần mua sắm của đơn vị trực thuộc.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 100 triệu đồng đến dƣới 500 triệu đồng cho 01 lần mua sắm.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Thủ trƣởng các cơ quan tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thủ trƣởng các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị dƣới 100 triệu đồng cho 01 lần mua sắm.”
Theo đó, Nghị quyết số 15/2018/NQ-HĐND đã có sự thay đổi rõ rệt so với Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND, liên quan đến đề tài luận văn, tác giả chỉ làm rõ những nội dung thay đổi của Nghị quyết mới đối với việc quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, cụ thể là: giá trị tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của các cấp chính quyền địa phƣơng đƣợc quy định là giá trị trên một lần mua sắm còn Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND quy định giá trị trên một đơn vị tài sản, nhƣ vậy tại Nghị Quyết 15/2018/NQ- HĐND khống chế tổng mức giá trị trong một lần mua sắm của các cấp chính quyền địa phƣơng, còn Nghị quyết trƣớc đây là trên một đơn vị tài sản thực hiện mua sắm. Sự thay đổi này là phù hợp, vì thực tế do việc mua sắm trên một đơn vị tài sản có giá trị trên 500 triệu là rất ít, việc quy định giới hạn trên 1 lần mua sắm giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn nguồn kinh phí, do mỗi lần mua sắm đạt giá trị tối đa theo quy định đơn vị sẽ phải trình cơ quan có thẩm quyền cao hơn do đó việc chi kinh phí đƣợc quản lý chặt chẽ, đảm bảo tiết kiệm và sử dụng ngân sách hiệu quả.
Liên quan đến công tác QLNN về đấu thầu MSHH trong KVC tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành danh mục mua sắm tập trung và phân công đơn vị mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 07/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc bổ sung danh mục mua sắm tập trung tại Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 784/QĐ-UBND ngày 07/06/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Tiêu chuẩn, định mức máy móc thiết bị chuyên dùng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
Có thể thấy, công tác QLNN về đấu thầu MSHH trong KVC tại tỉnh Bắc Kạn đƣợc áp dụng trên cơ sở pháp luật về đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn, đồng thời địa phƣơng cũng ban hành những văn bản quy định riêng quy định
liên quan đến lĩnh vực này thuộc thẩm quyền của tỉnh trên cơ sở những văn bản pháp luật nhà nƣớc ban hành.