Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

a. Khái niệm đào tạo

Để đề cập đến khái niệm “Đào tạo” trước hết từ khái niệm “Giáo dục”. Theo Luật Giáo dục Đại học 2004 thì “Giáo dục là hình thức đào tạo theo các khóa học để thực hiện một chương trình đào tạo”. Giáo dục nhằm các mục tiêu chung là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phát triển…, các mục tiêu cụ thể gắn với trình độ đào tạo: Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. [4, tr.18]

Như vậy, đào tạo là một hình thức của Giáo dục trên cơ sở chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và thái độ người học.

Theo từ điển Tiếng việt, Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo:

Căn cứ vào mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng: Có đào tạo từ đầu, đào tạo lại.

Như vậy, Đào tạo theo một nghĩa chung nhất là quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Đào tạo là quá trình làm cho con người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới. Thời gian đào tạo tương đối dài và có bằng cấp, chứng chỉ. Trong đào tạo cán bộ, công chức, viên chức người ta còn sử dụng “đào tạo lại” để chỉ quá trình đào tạo đối với những cán bộ, công chức, viên chức đã qua đào tạo trước đây nhằm thay đổi dạng hoạt động nghề nghiệp hay phương thức hoạt động nghề nghiệp cho phù hợp với những thay đổi nghề nghiệp và sự phát triển của khoa học công nghệ. Hiện nay, người ta ít dùng từ đào tạo lại trong đào tạo cán bộ, công chức, viên chức mà dùng từ đào tạo một cách chung nhất.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo công chức thì “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”.

b. Khái niệm bồi dưỡng

Bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm kiến thức mới cho những người đang giữ chức vụ, đang thực thi công việc của một ngạch, bậc nhất định để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khối lượng kiến thức, kỹ năng được quy định tại các chương trình, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng viên chức. Kết quả của các khoá bồi dưỡng, người học sẽ nhận được chứng chỉ ghi nhận kết quả như: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên hoặc bồi dưỡng chuyên đề, công tác chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ.

1.2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã

Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là quá trình trang bị kiến thức kỹ năng lãnh đạo, quản lý và cập nhật, bổ sung những kiến thức mới cho đội ngũ lãnh

đạo, quản lý cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có phẩm chất và năng lực phù hợp với vị trí chức danh lãnh đạo, quản lý.

Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là một khâu của công tác cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng giúp đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã cập nhật, hoàn thiện năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thực thi công vụ. Trong đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cần có những tính toán cân nhắc, đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm trọng điểm. Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực chất là việc cung cấp các tri thức, huấn luyện một cách có kế hoạch, có tổ chức theo nhiều hình thức nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có năng lực lãnh đạo, quản lý; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, ổn định và hiệu quả trong hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)