Xây dựng chiến lược và kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 35 - 42)

Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã là bộ phận then chốt trong chiến lược phát triển chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý địa phương. Chiến lược giúp định hướng hoạt động phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã trong dài hạn ở những vấn đề trọng điểm, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và ở cấp độ thấp hơn, các kế hoạch phát triển lãnh đạo, quản lý cấp xã trung và ngắn hạn là sự phân kỳ hay chia nhỏ các mục tiêu, với các dự án chi tiết để chuyển hoá những mục tiêu đó thành hiện thực.

a. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã

Nội dung cơ bản đầu tiên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là hoạch định chiến lược. Căn cứ vào các định hướng và mục tiêu trong chiến lược chung của tổ chức ở cùng kỳ, kết quả đánh giá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cùng phân tích môi trường trong và ngoài nước liên quan tới đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã, là cơ sở để đề xuất các lựa chọn về chiến lược.

Theo một mối liên hệ lý tưởng nhất, giữa chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã với chiến lược phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn xã nên là

sự thống nhất mang tính tổng thể, thậm chí, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã mang tính định hướng. Cần sự thống nhất từ tư duy làm chiến lược với vai trò trung tâm của nguồn nhân lực trên địa bàn xã. Nó sẽ không đơn thuần chỉ là nguồn lực hỗ trợ cho các mục tiêu nặng về tài chính hay vị thế của tổ chức.

b. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã

Theo từng giai đoạn trung và ngắn hạn, các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực hiện các mục tiêu nhỏ và nối tiếp nhau để đi đến hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra. Muốn xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thì đơn vị cần xây dựng bản kế hoạch hoá nguồn nhân lực và lấy đó làm căn cứ thiết kế hệ thống các chương trình cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cũng cần lên được dự trù về kinh phí, các cam kết về thời hạn, cũng như định hình được các cách thức đo lường giúp đánh giá và kiểm soát quá trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Sau cùng, mọi kế hoạch trước khi được triển khai vào thực tế luôn cần sự phê chuẩn của tổ chức cũng như lãnh đạo.

Xác định nhu cầu đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo Dự tính chi phí đào tạo

Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Hình 1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã

Bước 1:Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nào,

đào tạo, bồi dưỡng bao nhiêu người ?… Cần phải đánh giá nhu cầu để loại trừ những chương trình đào tạo, bồi dưỡng không thích hợp, để nhận biết những nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thích hợp còn chưa được đáp ứng và để xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho các chương trình được vạch ra.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã được thu thập trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập thông tin và một vài nguồn thông tin cần cho đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã.

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Việc xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là bước quan trọng trong nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Xác định được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cấp quản lý lãnh đạo, quản lý cấp xã mới thiết lập được các hoạt động để nhằm đúng mục tiêu thực hiện. Ngoài ra, có được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng là cơ sở cho công tác đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng càng được định lượng, hợp lý bao nhiêu thì việc đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng sẽ chính xác tương ứng.

Các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cũng giống các mục tiêu khác: Mục tiêu phải cụ thể (Ví dụ như hiệu quả công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã tăng lên thì cụ thể phải tăng lên bao nhiêu? So sánh với thời điểm nào? Cần bao nhiêu lâu, ngày, tháng, năm nào kết thúc? Bằng cách nào?...); mục tiêu đưa ra phải đo đếm được (Chẳng hạn như %; giờ, ngày, tháng;…) để đến khi kết thúc năm, kết thúc chương trình, kế hoạch có thể xác định được ngay là đạt hay không đạt mục tiêu đề ra; mục tiêu đặt ra cần phải vừa đủ cao để có thể khai thác hết tiềm năng những cũng phải thực tế ở mức độ có thể đạt được; mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế, phù hợp với nguồn lực hiện có của cấp quản lý cả về vật lực và nhân lực; mục tiêu đặt ra phải có hạn mức thời gian.

Tóm lại: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là nhằm xây dựng được đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sáng, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả. Đảm bảo có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và có kiến thức phù

hợp với nhiệm vụ công tác.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Để xác định được đối tượng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực sự cần đào tạo, bồi dưỡng phải dựa vào các tiêu chuẩn như: kết quả đánh giá thực hiện công việc, phân tích công việc và kết quả kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để xác định nên đào tạo, bồi dưỡng đối tượng nào thuộc bộ phận gì và hình thức đào tạo, bồi dưỡng là gì: đào tạo, bồi dưỡng mới, đào tạo, bồi dưỡng lại và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hoặc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng gì?

Số lượng và cơ cấu lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dựa vào tình hình của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực trạng trình độ của bản thân CBCC cấp xã để quyết định nên đào tạo, bồi dưỡng với số lượng bao nhiêu và cơ cấu ra sao.

Bước 4: Xây dựng chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng là hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào phù hợp. [2, tr.174]

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung, lãnh đạo, quản lý cấp xã nói riêng diễn ra thường xuyên và có tính chất liên tục. Thông thường, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã bao gồm các nội dung chính:

Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị trang bị cho công chức những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lý luận chính trị thông qua các học phần trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Người học được tiếp cận hệ thống các quan điểm khác nhau giúp xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã vận dụng lý luận chính trị vào điều hành, quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công vụ. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng được cụ thể hóa trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng như học viện chính trị, các trường chính trị trong hệ thống.

Đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: chương trình đào tạo, bồi dưỡng QLNN.

Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý gắn với tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý. Đối với chức danh lãnh đạo quản lý nên tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng. Thông thường các kỹ năng lãnh đạo quản lý dành cho nhóm đối tượng chức danh Bí thư, Chủ tịch, xã nên tập trung vào các nhóm: Tổng quan về cấp xã và lãnh đạo quản lý cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp xã; kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của lãnh đạo, quản lý cấp xã; kỹ năng chủ trì, điều hành cuộc họp của lãnh đạo quản lý cấp xã; kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp của lãnh đạo, quản lý cấp xã; kỹ năng kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo quản lý cấp xã; kỹ năng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của lãnh đạo quản lý cấp xã; kỹ năng thuyết trình và trả lời chất vấn của lãnh đạo quản lý cấp xã...

Tùy theo đối tượng, nhu cầu thực tế mà nội dung đào tạo, bồi dưỡng sẽ được cụ thể đối với từng loại lãnh đạo, quản lý cấp xã, với chương trình cụ thể, nhằm trang bị những kiến thức phù hợp vị trí, chức năng, nhiệm vụ công tác của lãnh đạo, quản lý cấp xã đảm bảo tính thiết thực, phù hợp. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng do UBND tỉnh

dưỡngđội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã

Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo vị trí công việc được xây dựng chung cho tất cả các đối tượng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Hàng năm, căn cứ vào định hướng và thực tế trên địa bàn xã, chế độ trong lĩnh vực QLNN, pháp luật, các đơn vị trên địa bàn xã

cần cập nhật về chính sách, chế độ để phổ biến cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa bàn.

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:

+ Đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng ở trong nước: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng trong nước bao gồm tập trung và bán tập trung. Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng và từng đối

tượng đểáp dụng hình thức thích hợp, từng bước áp dụng hình thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng qua mạng internet để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quảđào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng. Địa điểm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường là trường Cao đẳng cộng đồng, trường Chính trị các tỉnh, thành phố tùy theo chương trình.

+ Đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng ở nước ngoài: Hình thức này thường là cử đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng

thông qua học bổng, nguồn tài trợ của các Dựán, kế hoạch của Bộ, của địa phương; hoặc liên hệ với các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng có uy tín ở nước ngoài đểđặt hàng nội dung và tổ chức khóa học, sử dụng phần kinh phíđào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng ở nước ngoài; hoặc theo hợp tác giữa tổ chức, đơn vị trên địa bàn xã với các tổ chức, đơn vị tại nước ngoài để tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng, hội thảo trong và ngoài nước.

+ Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng khác. Các hình thức này bao gồm: Tự học tập, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ theo cách người đi trước hướng dẫn cho người đi sau; người có chuyên môn cao hướng dẫn kèm cho người có chuyên môn chưa cao; công chức có quá trình công tác lâu năm kèm cặp giúp đỡ cho công chức mới đi làm, coi đây là phương thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng quan trọng được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị. Đồng thời, các đơn vị còn thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề mà chủđề hội thảo bao hàm tất cả các vấn đề từ lý thuyết đến trao đổi kinh nghiệm tại đơn vị và trong toàn ngành, từ kiến thức tổng hợp đến các kỹ năng, thao tác nghiệp vụ chuyên sâu.

Bước 5: Dự tính chi phí đào tạo, bồi dưỡng

Chi phí đào tạo, bồi dưỡng có chi phí tài chính và chi phí cơ hội, trong đó:

Chi phí tài chính: bao gồm

+ Chi phí cho người dạy: tiền lương, tiền công, phụ cấp cho giảng viên. + Chi phí cho người học: học phí, phụ cấp, chi phí đào tạo, bồi dưỡng khác (chi phí đi lại, ăn, ở …)

phòng phẩm, in ấn tài liệu ….

+ Chi phí cho người quản lý chương trình và các chi phí khác: tiền lương, tiền công cho các cán bộ quản lý, chi phí quản lý. …

Chi phí tài chính tính trên đầu mỗi người đi học được xác định: Cd =

Trong đó:

Td: tổng chi phí tài chính.

Cd: chi phí tài chính tính theo đầu mỗi người đi học. N: số người đi học

- Chi phí cơ hội:

Là những chi phí không phải bằng tiền mà cơ quan QLNN hay bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi học phải chịu khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: doanh thu, lợi nhuận hoặc hiệu suất công việc giảm sút do việc cử người đi học làm giảm thời gian cống hiến cho công việc; thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động của người lãnh đạo, quản lý cấp xã giảm do phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng; …

Hiện nay thường thì nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã thường lấy từ được trích từ nguồn nhân sách chi thường xuyên của Nhà nước, địa phương và nguồn đóng góp dân cư.

Bước 6: Lựa chọn và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

Sau khi đã xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gồm nội dung, mục tiêu và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thì ta cần tiến hành xác định một yếu tố nữa rất quan trọng đó là đội ngũ giảng viên. Tuỳ từng tình hình từng địa phương, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cũng như nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng mà lựa chọn lực lượng giáo viên giảng dạy phù hợp với các đối tượng. Các cơ quan QLNN có thể lựa chọn giáo viên theo 2 phương án sau:

Phương án 1: Lựa chọn những người quản lý có kinh nghiệm, nhân sự cấp cao, những người có những thành tích đặc biệt trong thời gian dài cũng như có

những ý tưởng đột phá trong công tác hoạt động trên địa bàn để tham gia giảng dạy cho những lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

Phương án 2: Lựa chọn giáo viên từ cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bên ngoài (giảng viên của các trường đại học, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, công ty cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp…).

Để xác định số lượng giảng viên thì cần dựa vào số lượng lãnh đạo, quản lý cấp xã đã được ước tính tại kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Nếu công tác đào tạo, bồi dưỡng chỉ xác định chính xác số lượng giảng viên mà không xác định chất lượng về trình độ đội ngũ giảng dạy thì hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng không cao mà còn tốn chi phí tiến hành. Do đó, tuỳ theo từng vị trí công việc đào tạo, bồi dưỡng mà trình độ đội ngũ giảng dạy có kỹ năng về nghề đó mà cần có những kinh nghiệm làm việc để có thể truyền đạt những yêu cầu khác nhau. Như những công việc sản xuất đòi hỏi người dạy phải có kiến thức cho người học để họ có thể tránh những sai sót, những bất cập trong khi làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)