Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Bộ máy hành chính cấp xã có vị trí hết sức quan trọng trong bộ máy hành chính Nhà nước pháp quyền. Đây là cấp hành chính có quan hệ trực tiếp, gắn bó mật thiết với người dân, là mắt xích, cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân. Để đường lối, chính sách của Đảng, chính sách - pháp luật Nhà nước đến với nhân dân, trở thành hành động của nhân dân, phải từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã trong sáng về phẩm chất đạo đức, mạnh về trình độ năng lực đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay.

Toàn tỉnh Lào Cai có 164 xã, phường, thị trấn với 2.191 thôn, bản, tổ dân phố. Thực hiện Nghị định 114/CP và 121/CP của Chính phủ thì tính đến hết năm 2009, cán bộ chuyên trách có 1.691 người, công chức chuyên môn 1.380 người, cán bộ không chuyên trách có 7.822 người, trong đó cán bộ thôn, tổ dân phố có 5.167 người. Về trình độ chuyên môn của công chức đạt trình độ trên 80% từ sơ cấp trở

lên, trong đó trình độ Đại học chiếm hơn 10%, trung cấp chiếm 66% và trình độ sơ cấp chiếm gần 7%. Về lý luận chính trị, trình độ từ sơ cấp trở lên chiếm 29%. Đối với trình độ của cán bộ chuyên trách: Tổng số 1691 người, về trình độ chuyên môn: Từ sơ cấp trở lên đạt trên 22%, trong đó: Sơ cấp: 70 người, chiếm 4,2%; Trung cấp chiếm trên 11%; Đại học: chiếm trên 7,2%. Về trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên chiếm 58,60% (trung cấp 52,60%). Về trình độ văn hóa: tốt nghiệp THPTchiếm 29%, THCS 55%,trình độ văn hóa tiểu học chiếm 16%.

Để đạt được kết quả đó, kinh nghiệm đào tạo CBCC cấp xã của tỉnh Lào Cai đã được đúc kết lại:

Trong xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo: Xây dựng quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng CBCC và tạo nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu thực tế và lâu dài. Có những đánh giá CBCC hàng năm, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ, công chức. Bồi dưỡng, lựa chọn cán bộ phải dựa vào tiêu chuẩn, chú trọng về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn của CBCC.

Trong tổ chức thực hiện đào tạo: Quan tâm đổi mới chương trình nội dung, phương pháp đào tạo, tập trung đào tạo đối tượng cán bộ chủ chốt theo hướng lồng ghép, kết hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo văn hóa, lý luận chính trị, QLNN. Các sở, ngành hàng năm có chương trình mở lớp bồi dưỡng kỹ năng ngắn hạn đối với các chức danh công chức chuyên môn. Hướng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với tạo nguồn cán bộ để bổ sung, thay thế, xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ, trong đó đặc biệt chú ý nguồn học sinh ở các trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh. Chú trọng công tác khen thưởng, quan tâm tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCC và cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Chú trọng bồi dưỡng bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố làm nòng cốt cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Trong kiếm tra, đánh giá chất lượng CBCC cấp xã sau đào tạo: Tỉnh thực hiện đánh giá chất lượng CBCC cấp xã sau đào tạo trên cơ sở bài kiểm tra kết thúc đào tạo.

Trong bố trí và sử dụng sau đào tạo: Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở, tiếp tục thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật đến công tác tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, đặc biệt là ba huyện diện 30a là Mường Khương, Si Ma Cai và Bắc Hà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)