Về năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 27)

Năng lực là tri thức chung, là kiến thức tổng hợp do kiến thức và kinh nghiệm loài người đem lại, tạo nên trình độ hiểu biết rộng; năng lực là tri thức chuyên môn

trong lĩnh vực mà người lãnh đạo đảm nhiệm; năng lực thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn của người lãnh đạo. năng lực lãnh đạo quản lý thể hiện thông qua những sản phẩm, kết quả lãnh đạo quản lý tạo ra. Năng lực lãnh đạo quản lý được xác định bằng một số tiêu chí:

- Là người có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất của xã hội công nghiệp - xã hội hiện đại.

- Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất xã hội công nghiệp - xã hội hiện đại phát triển theo hướng nhân văn: xu hướng và mục tiêu chính trị là phát triển và tiến bộ xã hội - con người.

- Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù hợp tính chất công nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy sắc bén nhanh nhạy, uyển chuyển, sáng tạo.

- Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần, phát triển sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí và yếu tố tình cảm hài hòa. - Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất công việc được giao: tri thức tổng hợp và chuyên sâu.

- Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học - công nghệ hiện đại, cũng như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thông...

- Khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức, huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục tiêu chung.

- Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong hiện thực và tương lai, đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chúng trong những điều kiện ngặt nghèo nhất.

- Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tòi, khám phá, phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giá trị cho xã hội.

- Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc đưa ra những quyết định cũng trong chỉ đạo hành động.

Năng lực chuyên môn gắn liền với những yêu cầu, đòi hỏi kiến thức (chuyên môn) cần phải có; mức độ thành thạo những công việc mang tính chuyên môn; cách ứng xử khi thực thi công việc chuyên môn phù hợp hay không.

Xác định năng lực chuyên môn của Chủ tịch (Phó Chủ tịch) UBND cấp xã nói riêng và của tất cả các loại chức danh Chủ tịch (Phó Chủ tịch ban Ủy nhân dân) nói chung là một vấn đề khá phức tạp. Hiện nay, không quy định lĩnh vực chuyên môn nào có thể làm được Chủ tịch hay Phó Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã. Cần phải tiến hành một khảo sát để xác định đúng năng lực chuyên môn cần có (trao đổi trên lớp).

* Năng lực lãnh đạo, quản lý

Là cơ quan thẩm quyền chung, hoạt động của UBND cấp xã cũng như các cấp khác đều mang tính tập thể. Quyết định được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận, đa số.

Năng lực lãnh đạo quản lý của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thể hiện thông qua tham gia hoạt động tập thể của họ.

Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã cũng là một trong những lá phiếu quyết định và trên nguyên tắc chung, bình đẳng với các lá phiếu khác. Trừ trường hợp cân bằng số lượng phiếu cả hai bên "đồng ý - không đồng ý", lá phiếu của Chủ tịch sẽ được coi như là một trọng số để quyết định theo hướng đồng ý hay không đồng ý. Ý kiến của Chủ tịch đóng vai trò quan trọng đối với quyết định của UBND.

Năng lực lãnh đạo quản lý của lãnh đạo quản lý cấp xã cũng bao gồm những năng lực cần có cho một nhà lãnh đạo quản lý nói chung.

Năng lực lãnh đạo quản lý cần phải có dựa trên những yếu tố sau:

1. Cần có tầm nhìn: hãy nhìn nhận bức tranh tổng quát môi trường chính trị kinh tế - xã hội; hơn là nhìn nhận một lĩnh vực hẹp (thủy lợi, nông nghiệp, công nghiệp, v.v...). Cùng với tầm nhìn bao quát, rộng cần có những khát vọng, mong muốn một cách thực sự khách quan, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Cần xem xét trên quan điểm hệ thống.

2. Phải có tư duy tự tin. Đây là một trong những tiêu chí cần thiết cho sự thành công của mọi nhà lãnh đạo quản lý. Có tư duy tự tin thể hiện phải tự biết mình một

cách khách quan. Nhận diện đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhà lãnh đạo quản lý sẽ giúp họ đưa ra quyết định đúng. Nhà lãnh đạo quản lý không phải là người biết hết tất cả, do đó cũng không lo sợ về những điểm yếu, điểm thiếu của chính bản thân mình.

Tự tin với với chính bản thân mình mới giúp nhà lãnh đạo quản lý mạnh dạn đưa ra được những quyết đoán trong những trường hợp, tình huống cần thiết. Tự tin, nhận biết khách quan sẽ đưa ra quyết định chính xác.

Tự tin cũng là điều kiện tiên quyết để nhà lãnh đạo quản lý có thể kiểm soát được những tình huống bất ngờ, đột xuất, xấu, căng thẳng. Tự tin giúp cho nhà quản lý lãnh đạo kiểm soát được căng thẳng.

Đồng thời tự tin cũng sẽ là điều kiện cần có để chấp nhận những phê bình, chỉ trích của cấp dưới đối với kết quả hoạt động của chính mình.

3. Biết giao tiếp. Biết lắng nghe người khác nói như là một công cụ quan trọng để giao tiếp, tương tác với cấp dưới. Nhà lãnh đạo quản lý biết lắng nghe dễ dàng nhận biết những điểm mạnh, yếu của cấp dưới; những rào cản hoạt động của cấp sis và từ đó đưa ra cách tiếp cận lãnh đạo quản lý thích hợp. Lắng nghe, thấu hiểu để đưa ra được quyết định cần thiết.

Cần tạo ra một không khí cởi mở, thân thiện, thông cảm trong giao tiếp. Cấp dưới dễ dàng bày tỏ hơn những gì họ muốn trao đổi.

4. Tạo động lực cho chính mình và cho cấp dưới. Tạo động lực cho chính mình giống như luôn tiếp năng lượng cho chínhmình để làm việc. Là nhà lãnh đạo quản lý cần tạo động lực cho cấp dưới.

Tạo động lực là một nghệ thuật và cần học để biết cách tạo động lực cho cấp dưới thông qua những công cụ như: khuyến khích, khen, chê cấp dưới một cách phù hợp. Luôn là người biết cách đứng sau cấp dưới để giúp họ, nâng đỡ họ, giúp đỡ cấp dưới. Cần tìm kiếm một sự nâng đỡ, giúp đỡ hợp lý nhất với từng cấp dưới.

5. Trách nhiệm và nhận trách nhiệm. Trách nhiệm gắn với phải làm tất cả những gì phải làm; phải làm những công việc phải làm đó với "tất cả quyết tâm, nỗ lực và năng lực". Phải tập trung vào việc giải quyết những vấn đề xuất hiện ở xã;

phải thực sự "đi đầu", gương mẫu. Trách nhiệm cũng đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo quản lý phải thực sự là người chịu trách nhiệm trước hết với mọi vấn đề "tiêu cực" xảy ra trên địa bàn lãnh thổ xã. Những cách thức tìm kiếm một lời giải thích để "đổ lỗi" cho người khác không phải là phong cách của một nhà lãnh đạo quản lý.

6. Cần một cách ứng xử chính trực. Bác Hồ dạy "cần kiệm, liêm chính; chí công vô tư", thì chính trực là một trong những cách thức ứng xử mà bất cứ nhà lãnh đạo quản lý đều cần phải có.

Đừng lo sợ khi phải đưa ra một sự từ chối, nói không với những đề nghị mà chính nhà lãnh đạo quản lý cần nhận được ngược với giá trị của tổ chức. Hãy luôn đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết khi ứng xử.

Chính trực cũng đồng nghĩa với sự thành thật; lòng tự trọng và biết tôn trọng cấp dưới, người khác. Tuyệt đối không "nói không đi đôi với làm"; không hứa chỉ để mà hứa. Duy trì sự tự tin, tôn trọng người khác và luôn kiên nhẫn.

Hãy khai thác tất cả khát vọng của bản thân cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, không chỉ vì chủ tịch hay Phó Chủ tịch xã (chức danh) mà hãy là một nhà lãnh đạo không có công dân quản lý.

Năng lực lãnh đạo quản lý của lãnh đạo quản lý cấp xã cũng giống như các nhà lãnh đạo quản lý khác, đòi hỏi phải có những kỹ năng sau:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định - Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp - Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp - Kỹ năng kiểm tra, đánh giá

- Kỹ năng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo - Kỹ năng thuyết trình và trả lời chất vấn

- Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch - Kỹ năng giao quyền, ủy quyền - Kỹ năng truyền cảm hứng - Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng quản lý nhóm

- Kỹ năng đàm phán

- Kỹ năng tạo động lực

Những kỹ năng trên đòi hỏi phải có những chương trình riêng để đào tạo, bồi dưỡng nhà lãnh đạo quản lý cấp xã thông qua những chương trình bồi dưỡng ngắn hạn (hàng năm, 5 ngày).

1.2. Đào tạo, bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã

1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã

1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡnga. Khái niệm đào tạo a. Khái niệm đào tạo

Để đề cập đến khái niệm “Đào tạo” trước hết từ khái niệm “Giáo dục”. Theo Luật Giáo dục Đại học 2004 thì “Giáo dục là hình thức đào tạo theo các khóa học để thực hiện một chương trình đào tạo”. Giáo dục nhằm các mục tiêu chung là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phát triển…, các mục tiêu cụ thể gắn với trình độ đào tạo: Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. [4, tr.18]

Như vậy, đào tạo là một hình thức của Giáo dục trên cơ sở chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và thái độ người học.

Theo từ điển Tiếng việt, Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo:

Căn cứ vào mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng: Có đào tạo từ đầu, đào tạo lại.

Như vậy, Đào tạo theo một nghĩa chung nhất là quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Đào tạo là quá trình làm cho con người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới. Thời gian đào tạo tương đối dài và có bằng cấp, chứng chỉ. Trong đào tạo cán bộ, công chức, viên chức người ta còn sử dụng “đào tạo lại” để chỉ quá trình đào tạo đối với những cán bộ, công chức, viên chức đã qua đào tạo trước đây nhằm thay đổi dạng hoạt động nghề nghiệp hay phương thức hoạt động nghề nghiệp cho phù hợp với những thay đổi nghề nghiệp và sự phát triển của khoa học công nghệ. Hiện nay, người ta ít dùng từ đào tạo lại trong đào tạo cán bộ, công chức, viên chức mà dùng từ đào tạo một cách chung nhất.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo công chức thì “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”.

b. Khái niệm bồi dưỡng

Bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm kiến thức mới cho những người đang giữ chức vụ, đang thực thi công việc của một ngạch, bậc nhất định để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khối lượng kiến thức, kỹ năng được quy định tại các chương trình, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng viên chức. Kết quả của các khoá bồi dưỡng, người học sẽ nhận được chứng chỉ ghi nhận kết quả như: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên hoặc bồi dưỡng chuyên đề, công tác chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ.

1.2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã

Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là quá trình trang bị kiến thức kỹ năng lãnh đạo, quản lý và cập nhật, bổ sung những kiến thức mới cho đội ngũ lãnh

đạo, quản lý cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có phẩm chất và năng lực phù hợp với vị trí chức danh lãnh đạo, quản lý.

Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là một khâu của công tác cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng giúp đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã cập nhật, hoàn thiện năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thực thi công vụ. Trong đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cần có những tính toán cân nhắc, đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm trọng điểm. Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực chất là việc cung cấp các tri thức, huấn luyện một cách có kế hoạch, có tổ chức theo nhiều hình thức nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có năng lực lãnh đạo, quản lý; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, ổn định và hiệu quả trong hoạt động công vụ.

1.2.2. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã

Với ý nghĩa là quá trình nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho các nhà lãnh đạo, quản lýlà Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBNDcấp xã, thì công tác đào tạo, bồi dưỡnglãnh đạo, quản lý cấp xã có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất: Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là những cán bộ lãnh đạo được hình thành do bầu cử, giũ vai trò lãnh đạo, quản lý đối với UBND cấp xã.

Đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã được xác định bao gồm: Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, phó Bí thư Đảng Uỷ; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Do đó, đối tượng đào tạo, bồi dưỡnglãnh đạo, quản lý cấp xã với nhiều cương vị, trí trí công tác với những đặc thù khác nhau nên năng lực yêu cầu và thực tế khác nhau.

Thứ hai: Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là quá trình mang tính chất thường xuyên, liên tục.

Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng đòi hỏi lãnh đạo, quản lý cấp xã luôn phải cập nhật kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)