Đánh giá phần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng so với kế hoạch đề ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 71 - 77)

Trong giai đoạn 2012 – 2015, nội dung đào tạo, bồi dưỡngchức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngbao gồm: đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn; đào tạo theo ngạch; QLNN; đào tạo đại học, cao đẳng; đào tạo khác (tin học, ngoại ngữ,…). Kết quả số lượng cán bộ giữ chức danh Chủ tịch UBND phường được cử đi đào tạo thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.3. đào tạo chức danh Chủ tịch UBND phƣờng

thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015

(Đơn vị: người)

2012 2013 2014 2015

Lý luận chính trị 8 11 16 18

5 7 7 9

8 8 9 13

Đào tạo chuyên môn 4 9 12 15

4 5 9 10

29 40 53 65

Qua số liệu trên nhận thấy nhu cầu đào tạo thực tế cao hơn, không sát với kế hoạch đã đề ra, như vậy sẽ không chủ động trong các nội dung liên quan đến công tác đào tạo như kinh phí, cơ sở vật chất, thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị có nhiều cán bộ, công chức đi đào tạo…

Như vậy, tuy với quan điểm chỉ đạo của Thành ủy về công tác đào tạo, bồi dưỡng rất rõ ràng, cụ thể nhưng trong quá trình triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thì các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa dành thời gian thỏa đáng để chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện theo mục tiêu và mong muốn ban đầu.

2.2.2.2. Triển khai kế hoạch cụ thể

a. Đánh giá về chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Theo bảng 2.8, có 18 Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngtrả lời nội dung các chương trình đào tạo rất thiết thực với công việc chiếm tỷ lệ 90%, số còn lại trả lời là bình thường. Có 16 Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngtrả lời thời lượng giảng dạy của chương trình đào tạo rất phù hợp chiếm tỷ lệ 80%, số còn lại trả lời bình thường. Có 14Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngtrả lời kết quả chương trình đào tạo đã giúp cho hoàn thành công việc khoa học hơn, nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn chiếm 70%, số còn lại trả lời bình thường. Như vậy chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng trong những năm vừa qua cơ bản là phù hợp.

Bảng 2.4. Đánh giá về chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chức danh Chủ tịch UBND phƣờng thuộc quận Hai Bà Trƣng

TT Nội dung câu hỏi Kết quả Tỷ lệ%

trả lời

1 Nội dung các chương trình đào tạo có thiết thực với 18 90 công việc (tốt)

2 Mức độ phù hợp về thời lượng giảng dạy của chương 16 80 trình đào tạo (tốt)

3 Kết quả hoàn thành công việc khoa học hơn, nhanh 14 70 hơn và đạt hiệu quả cao hơn

Qua ý kiến phỏng vấn lãnh đạo Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tác giả tổng hợp kết quả đánh giá cụ thể về chương trình đào tạo như sau:

Đối với chương trình trung cấp lý luận chính trị: Trước năm 2008, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thực hiện đào tạo lý luận chính trị chủ yếu là chương trình trung cấp lý luận chính trị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn. Chương trình này được xây dựng theo từng môn học, tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý và phân công bài giảng cho từng giảng viên.

Tuy nhiên, chương trình này vẫn còn một số hạn chế chưa phù hợp, phần lý luận quá dài, chiếm 2/3 khối lượng kiến thức so với phần kiến thức thực tiễn. Một số nội dung phù hợp với đối tượng người học là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng lại không phù hợp với đối tượng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng. Mặt khác, thời gian của một khóa học chưa thật sự phù hợp (12 tháng).

Từ năm 2008 đến nay, thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Trường thực hiện đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn. Chương trình này đã được chỉnh sửa, bổ sung và thiết kế theo từng phần học đan xen giữa các môn học nên vừa đảm bảo những nội dung kiến thức lý luận cơ bản vừa bổ sung thêm những kiến thức thực tiễn, nhất là các bài tập tình huống, các kỹ năng nghiệp vụ phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý và thực thi công vụ ở cơ sở. Thời gian của khóa học được rút ngắn xuống còn 8 tháng. Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình này cho thấy:

Thứ nhất, nội dung chương trình phù hợp.

Thứ hai, thời gian học tập đáp ứng được mục đích, yêu cầu đặt ra và phù hợp với điều kiện học tập của học viên.

Tuy nhiên, với kiểu thiết kế chương trình theo từng phần học đan xen giữa các môn học gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý và phân công bài giảng của các khoa chuyên môn. Mặt khác, chương trình này vẫn chưa khắc phục triệt để sự mất cân đối giữa phần kiến thức lý luận với phần kiến thức thực tiễn, nghiệp vụ

còn có sự trùng lắp kiến thức ở một số chuyên đề giữa các phần học. Để nâng cao hiệu quả đào tạo cần có sự chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp.

Nội dung, chương trình bồi dưỡng bao gồm: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch cán sự, chuyên viên và chuyên viên chính; bồi dưỡng công tác Đảng, bồi dưỡng quản lý nhà nước chính quyền cơ sở… Qua số liệu điều tra cho thấy nội dung các chương trình bồi dưỡng đang thực hiện ở trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị hiện nay (sơ cấp, tìm hiểu về Đảng, bồi dưỡng đảng viên mới) về cơ bản chất lượng nội dung, chương trình bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu và phù hợp từng nhóm đối tượng. Cơ cấu nội dung, thời lượng các chuyên đề hợp lý; lượng kiến thức phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, những kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kỹ năng xử lý các tình huống và các kỹ năng khác chưa sâu; gắn lý luận với thực tiễn còn hạn chế; phân chia thời gian ở một số chuyên đề chưa hợp lý. Cụ thể, còn có chuyên đề dành thời gian quá dài hoặc quá ngắn; nội dung các chuyên đề còn dài, chưa khoa học; còn rập khuôn máy móc lý thuyết, chưa thật sự sát vớithực tế cơ sở

b. Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất dạy học

Được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố quan tâm, được đầu tư xây dựng các hạng mục: Nhà giảng đường, nhà làm việc của Ban giám hiệu, nhà làm việc các khoa, phòng, ký túc xá, nhà ăn tập thể phục vụ giảng viên, học viên, thư viện…đến nay cơ sở vật chất của 02 trường cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức các cấp .

Tuy nhiên, cơ sở vật chất của trường vẫn còn một số mặt hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hiện nay, diện tích đất sử dụng của nhà trường còn quá chật hẹp, thiếu một số hạng mục cần thiết cho các hoạt động như phòng đọc, phòng nghiên cứu, phòng máy tính, nhà ký túc xá, thư viện, nhà công vụ, khu thể thao cho học viên. Đặc biệt, thiếu các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu,giảng dạy và học tập như máy vi tính, máy chiếu Projecter lắp cố định ở các lớp học, máy móc đo thực hành trong ngành xây dựng và công

nghiệp. Điều kiện và phương tiện làm việc của đội ngũ giảng viên vừa thiếu vừa lạc hậu. Qua khảo sát điều tra của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cho thấy: Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC cấp xã nói chung, đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng nói riêng thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học rất quan trọng và rất cần thiết chiếm 82%.

2.2.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng sau đào tạo, bồi dưỡng

Thực hiện quy định của Luật cán bộ, công chức, các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung, quản lý công chức sau đào tạo, bồi dưỡng nói riêng trong đó nội dung kiểm tra, đánh giá đối với chức danh Chủ tịch UBND phường sau đào tạo luôn được quan tâm, chú trọng bởi đây là cơ sở cho việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian tới,

Ngoài các văn bản quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo quy định, Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều hệ thống văn bản quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính, về đạo đức, tác phong của người chức danh Chủ tịch UBND phường để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ.

Tiêu chí đánh giá, kiểm tra đội ngũ chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngsau đào tạo, bồi dưỡng dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đánh giá kỹ năng nghề nghiệp; đánh giá tính chuyên nghiệp của người công chức thể hiện ở kết quả thực hiện công việc được giao, khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn khi thực thi công vụ với tính kỷ luật cao, vô tư không vụ lợi trong việc chấp hành và thừa hành pháp luật được đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác với đồng nghiệp, công dân, tổ chức; đánh giá về đạo đức công vụ đó là hành vi thái độ, cách ứng xử của công chức khi thi hành công vụ; đánh giá về sức khoẻ khi tiến hành thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch cán bộ; đánh giá về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về hiệu quả đào tạo

TT Nội dung câu hỏi Kết quả Tỷ lệ

trả lời %

1 - Có đánh giá kết quả trong quá trình học tập 10/20 50 - Có đánh giá những thay đổi trong công việc 0/20 0 2 Mức độ áp dụng kiến thức được đào tạo trong công 14/20 70

việc hàng ngày (Tốt)

3 Kiến thức được đào tạo giúp nâng cao năng lực quản 14/20 70 lý (Tốt)

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Theo bảng 2.9, có 10 Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngtrả lời có đánh giá kết quả trong quá trình học tập chiếm 50%, số còn lại trả lời không đánh giá kết quả trong quá trình học tập. Hiện nay thành phố chưa thực hiện việc đánh giá hiệu quả sau đào tạo, chính vì vậy 100% Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng cho rằng chưa thực hiện đánh giá những thay đổi trong công việc sau đào tạo, bồi dưỡng. Điều này cho thấy công tác đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngcòn nhiều bất cấp chưa được quan tâm đúng mức, cứ đào tạo còn hiệu quả như thế nào không được đánh giá, như vậy đào tạo sẽ không sát, không trúng, gây lãng phí về thời gian, kính phí.

Bên cạnh đó, để thực hiện nội dung kiểm tra đánh giá, ngoài kết quả đánh giá định kỳ hàng tháng, năm để thực hiện các chế độ về lương, thưởng, xét thi đua đối với đội ngũ CBCC cấp xã nói chung, đội ngũ chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng nói riêng còn thành lập Đội thanh tra công vụ đột xuất để thực hiện việc thanh tra/kiểm tra đột xuất tại các đơn vị cơ sở nhằm kịp thời phát hiện sai sót, sai phạm của công chức chấn chỉnh và khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý.

Qua đánh giá cho thấy, 100% đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngđều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, hầu hết đội ngũ chức danh Chủ tịch UBND phường đều xác định rõ mục đích học tập là để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Qua khảo điều tra của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong: Học để nâng cao

trình độ chiếm 93%. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngchỉ để lấy chứng chỉ, bằng cấp, nên trong quá trình học không chịu phấn đấu, rèn luyện, học mang tính đối phó nên dẫn tới kết quả học tâp không cao.

Ý thức chấp hành kỷ luật: Đa số đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng về trường học tập đều chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, không đi muộn về sớm, không bỏ học, bỏ tiết; trong lớp tập trungchú ý nghe giảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên, vẫn còn có trường hợp thiếu ý thức, trách nhiệm trong học tập như bỏ giờ, bỏ buổi thậm chí không hoàn thành cả bài thi, bài kiểm tra… Như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)