Một số giải pháp đối với các cơ sởđào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 106 - 111)

a. Xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Đội ngũ giảng viên là “hệ thống xương sống” giữ vị trí hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và chất lượng giảng dạy nói riêng. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, xuyên suốt của mọi nhà trường. Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) của Đảng khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài”.

Để xây dựng được đội ngũ giảng viên có chất lượng đủ sức đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây luôn là vấn đề trăn trở của các cơ sở đào tạo, đểgiải quyết vấn đề này, liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ như: Quan điểm, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với giảng viên, nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các cơ quan hữu quan. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giảng viên không thể tiến hành một cách chắp vá, giải pháp tình thế mà phải có “chiến lược cán bộ” lâu dài. Các cơ sở đào tạo cần chủ động rà soát lại đội ngũ giảng viên hiện có, xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài. Trong xây dựng quy hoạch cần chú ý đến cơ cấu các chuyên ngành và độ tuổi sao cho phù hợp, cân đối, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Về số lượng: Trong những năm tới, các cơ sở đào tạo cần tuyển dụng giảng viên cho đủ số lượng biên chế đã giao. Đồng thời, đề xuất cấp uỷ, chính quyền giao thêm 1-2 chỉ tiêu biên chế để thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ và thực

hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho đội ngũ giảng viên của nhà trường đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của thành phố.

Về chất lượng: Trước hết cần có tiêu chuẩn hoá đội ngũ giảng viên. Trên cơ sở quy định về tiêu chuẩn giảng viên của Thông tư số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố trực thuộc Trung ương và giảng viên nước ngoài và Quy chế giảng viên Trường Chính trị ban hành kèm theo Quyết định 268/QĐ-HVCT- HCQG ngày 03/02/2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Các cơ sở đào tạo cần cụ thể tiêu chuẩn giảng viên cho phù hợp. Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và kiêm chức có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn; đào tạo, củng cố tăng thêm đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ sở đào tạo.

Đầu tư có trọng điểm và chính sách thu hút nhân tài như đội cán bộ đầu ngành và các chuyên gia vào làm việc trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, hợp tác phát triển của các cơ sở đào tạo của thành phố Hà Nội.

Có kế hoạch đào tạo, quy hoạch nguồn đội ngũ giảng viên trẻ triển vọng thành giảng viên có chất lượng cao cả về kỹ năng sư phạm cũng như chuyên môn nghiệp vụ để tham gia giảng dạy.

Các cơ sở đào tạo cần chú trọng đến việc tự rèn luyện cả đức và tài của đội ngũ giảng viên (trong đó đặc biệt coi trọng việc tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm với công việc, thái độ ứng xử với đồng nghiệp, với học viên). Với tinh thần cầu thị, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; lãnh đạo nhà trường cần tăng cường chỉ đạo và yêu cầu mỗi cán bộ, giảng viên xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện của bản thân theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, hằng tháng có kiểm điểm, đánh giá là căn cứ để cuối năm đánh giá, phân loại cán bộ và bình xét thi đua, khen thưởng.

Về tuyển dụng giảng viên: Phải đảm bảo tính đồng bộ, cân đối, có trọng tâm, trọng điểm về cơ cấu các bộ môn, phần học. Khi có nhu cầu cần tuyển dụng giảng viên, bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ, tham mưu cho Ban Giám hiệu, và thực hiện các bước theo đúng quy trình hướng dẫn của Ban Tổ chức Thành ủy và Sở Nội vụ Hà Nội.

Đối với giảng viên kiêm chức của các cơ sở đào tạo: Cần có sự phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy, Sở nội vụ, Sở giáo dục đào tạo lựa chọn giảng viên kiêm chức là những cán bộ lãnh đạo đầu ngành trong thành phố, các nhà khoa học, cán bộ quản lý có trình độ cao học (tiễn sĩ, thạc sĩ), có kinh nghiệm thực tiễn tham gia công tác đào tạo. Đồng thời, hằng năm cử đội ngũ cán bộ này tham gia tập huấn về nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy tích cực.

b. Đổi mới phương pháp học tập của học viên

Dạy và học là hai hoạt động chính của quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, toàn diện cả hai hoạt động. Coi nhẹ bất cứ mặt nào đều dẫn tới hạn chế kết quả học tập và hạ thấp mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp dạy và học phải quán triệt phương châm: “coi trọng khâu tự học”, “phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên”, “thầy- trò cùng làm việc, trong đó thầy chủ đạo, định hướng, trò tích cực, chủ động trong tất cả các khâu học tập”. Để thực hiện phương pháp học tập mới đạt hiệu quả cao cần đặt ra những đòi hỏi cơ bản sau:

Thứ nhất, giảng viên luôn giữ vai trò chủ đạo, kiểm soát được học viên và gắn trách nhiệm với học viên.

Trong giờ giảng, giảng viên phải luôn tạo cho học viên nhu cầu đối với kiến thức, hé mở cho họ thấy triển vọng thú vị của việc đi sâu nghiên cứu vấn đề nào đó, kích thích tính hứng thú nhận thức và trí tò mò khám phá sáng tạo khoa học của học viên. Vai trò chủ đạo luôn luôn đặt ra yêu cầu bức xúc đòi hỏi giảng viên phải nắm vững lý luận phong phú về kiến thức thực tiễn, cập nhật được kiến thức mới.

Thứ hai, học viên phải giữ vai trò chủ động, tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập. Bởi, không ai có thể học thay được cho mình. Tích cực trong học tập nghĩa

là học viên hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có sáng tạo và đầy hào hứng, nhằm nắm bắt kiến thức khoa học vận dụng vào thực tiễn. Người học chủ động, sáng tạo trong học tập là người tự giác nhận lấy công việc, hoàn thành công việc đó bằng chính bản thân tự giác vạch ra, không chờ sự động viên, thúc ép từ bên ngoài.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ việc giáo dục nâng cao ý thức tự giác, hứng thú, đam mê trong học tập của học viên với kiểm tra, giám sát của nhà trường.

Khi giảng viên đã có nội dung cụ thể chỉ đạo từng khâu học tập, khi nội dung chương trình giảng dạy đã đáp ứng được yêu cầu công tác của các đối tượng học viên, thì vấn đề còn lại là khâu kiểm tra, giám sát học viên học tập. Nhà trường cần xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả thi, kiểm tra, những đề cương ôn tập sơ sài, những bài viết thu hoạch, nghiên cứu thực tế không đạt phải yêu cầu học viên làm lại. Có như thế, mới xây dựng được phong trào học tập tự giác, nền nếp, nghiêm túc. Ngược lại, nếu chúng ta dễ dãi chấp nhận và bỏ qua một khâu nào đó trong học tập của học viên cho dù là những lỗi nhỏ nhất, thì càng làm cho học viên ỷ lại hoặc làm qua loa cho xong. Như vậy, kết quả học tập sẽ không cao, chất lượng đào tạo sẽ không được nâng lên và tất nhiên sẽ không đạt được mục tiêu đào tạo đặt ra.

c. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy và học

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng không chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố dạy và học mà còn phụ thuộc nhiều vào việc quản lý quá trình đào tạo. Bởi lẽ, thông qua hoạt động quản lý mới nắm bắt được những việc, những khâu làm được và chưa làm được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để kịp thời biểu dương, động viên, khuyến khích những gương điển hình. Đồng thời, chấn chỉnh, uốn nắn và rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế; bổ sung những khiếm khuyết trong cách thức quản lý, điều hành, bổ sung hoàn thiện các loại quy chế. Thông qua đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường ngày càng đi vào nền nếp và có hiệu quả cao hơn.

Đối với công tác quản lý hoạt động dạy

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế hiện có; cần có sự phân cấp quản lý quá trình dạy học giữa các khoa chuyên môn, các phòng chức năng với

Ban Giám hiệu một cách rõ ràng và chặt chẽ; tránh chồng chéo và bỏ sót các khâu mà người giảng viên thực hiện trong quá trình chuẩn bị và tiến hành giảng bài.

Hằng năm, cần rà soát lại tất cả các quy chế, nếu thấy chưa hợp lý, chưa phù hợp thì tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung và thông qua ở hội nghị chuyên môn.

Quản lý chặt chẽ các khâu, các bước của quá trình giảng dạy đặc biệt là quản lý về nội dung, chương trình và thời gian giảng trên lớp phải đảm bảo cả về khối lượng và chất lượng theo quy định. Tuyệt đối không được cắt bớt nội dung, chương trình.

Phân công giảng bài cho giảng viên một cách hợp lý, đúng chuyên ngành, sở trường, chí ít giảng viên cũng phải được tập huấn chuyên môn chuyên ngành đó. Không phân công những giảng viên giảng dạy trái chuyên ngành được đào tạo; chưa được tập huấn về chuyên ngành đó. Cần phân công giảng dạy nhiều hơn cho những giảng viên có năng lực thực sự, giàu kinh nghiệm và giảng viên dạy giỏi.

Đối với công tác quản lý học viên

Đây là một khâu quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường. Bởi, chỉ có quản lý chặt chẽ học viên mới giúp họ tự giác chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế, tự giác học tập, thì hoạt động dạy mới có ý nghĩa, vì thế các cơ sở đào tạo cần phải có biện pháp tích cực để quản lý tốt học viên:

Phải kết hợp chặt chẽ việc nâng cao kiến thức, trí tuệ với rèn luyện trau dồi đạo đức. Mọi thành viên trong nhà trường đều tích cực tham gia vào việc “dạy người”, “dạy chữ”, “dạy nghề”, giảng viên phải có những bài giảng hay nhất, thu hút sự hứng thú, say mê học tập của học viên; phải hướng dẫn nội dung tự học, tự nghiên cứu cụ thể, chi tiết; kết hợp giữa biểu dương những gương học tốt, rèn luyện tốt, đồng thời phê bình, nhắc nhở những trường hợp vi phạm.

Nâng cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, thực sự là cầu nối giữa học viên với nhà trường. Cần phải có biện pháp cụ thể để quản lý lớp học, nắm tinh thần, thái độ học tập của từng học viên. Đặc biệt, đối với các lớp học tại chức cần phải thực hiện cơ chế đồng chủ nhiệm để quản lý chặt chẽ lớp học. Ngoài việc quản lý học viên giờ lên lớp còn phải quản lý học viên giờ tự học, tự nghiên cứu

nhất là đối với các lớp học tập trung tại trường, học viên nghỉ tại ký túc xá. Với đối tượng này, biện pháp quản lý tốt nhất giờ tự học, tự nghiên cứu là giảng viên giảng dạy cần ra một số bài tập yêu cầu học viên làm, định hướng đọc bài mới và tăng cường kiểm tra trên lớp phần giao bài tập.

Phải có nội quy học tập, sinh hoạt chặt chẽ, tổ chức cho học viên học tập, thảo luận kỹ ngay từ đầu khóa học.

Chọn cử ban cán sự, nhất là đồng chí lớp trưởng là những người có phẩm chất, năng lực, có khả năng tổ chức các phong trào của lớp và quy tụ học viên. Có nhiều cách chọn lựa, song đối với các lớp học tại chức tốt nhất là thông qua Ban Tổ chức cấp ủy giới thiệu nhân sự để nhà trường quyết định. Đối với các lớp học tập trung tốt nhất chọn ban cán sự là những đồng chí ở nội trú tại ký túc xá.

Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học và Ban Tổ chức cấp ủy trong công tác quản lý học viên. Định kỳ sau 2 - 3 môn học, phần học, nhà trường gửi thông báo kết quả học tập và ý thức rèn luyện của học viên về các đơn vị gồm những nội dung: Kết quả thi, kiểm tra; tỷ lệ ngày đi học trên tháng hoặc trên tuần; ý thức học tập, rèn luyện…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)