Đánh giá chức danhChủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 58)

thành phố Hà Nội dựa trên các tiêu chí đánh giá

Về số lượng, cơ cấu: Chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngvẫn chưa đáp ứng đủ số lượng theo biên chế năm 2015, tuy nhiên, cơ cấu giới tính, độ tuổi và trình độ chuyên môn ở các lĩnh vực đang có xu hướng đồng bộ, đảm bảo sự phát triển trong thời gian tới.

Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Nhìn chung chức danh Chủtịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nộicó bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm và ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; có lối sống lành mạnh; có khả năng nắm bắt và cụ thể hóa Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng có khả năng quản lý năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có kinh nghiệm chỉ đạo điều hành, vận động nhân dân và được nhân dân tín nhiệm.

Về trình độ lý luận chính trị: Đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội có trình độ lý luận chính trị ngày càng được nâng cao, chủ động nắm bắt những chủ trương, đường lối của Đảng đề ra.

Về trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn: Đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nộicó khả năng vận dụng và hoạch định và tuyên truyền chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Thêm vào đó, nhờ có sự quan tâm xây dựng đội ngũ CBCCcủa Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội, trình độ chuyên môn của đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng,

– xã hội trên địa bàn các phường thuộc quận Hai Bà Trưng . thành phố Hà

chung, phù hợp với chủ trương phát triển của UBND thành phố Hà Nội nói riêng.

Về tinh thần trách nhiệm trong công việc: Đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội luôn nêu cao tinh thần chấp hành tốt kỷ luật lao động, quy định, quy chế, của đơn vị, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân đều quan niệm chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để có thể nhạy bén, nắm bắt được xu hướng phát triển, nắm bắt tình hình và giải quyết vấn đề kịp thời.

2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ chủ tịch UBND phƣờng thuộc quận Hai Bà Trƣnggiai đoạn 2012 - 2015

2.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

2.2.1.1. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng

Thành ủy và các cấp ủy Đảng luôn quan tâm xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và chức danh Chủ tịch UBND phường nói riêng. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thành phố Hà Nội xác định để thực hiện thắng lợi cácnhiệm vụ, mục tiêu kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng và công tác xây dựng đảng đã đề ra thì việc quan tâm đến yếu tố con người là yếu tố trọng tâm và mang tầm quyết định. Chính vì vậy đối với việc đào tạo CBCC nói chung và chức danh Chủ tịch UBND phường nói riêng các cấp ủy Đảng đã thể hiện rõ quan điểm của mình, tạo điều kiện để CBCC nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực quản lý…được phát triển bản thân để cống hiến hết mình vì sự phát triển của đơn vị. Đầu nhiệm kỳ

các cấp ủy Đảng đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có đề ra mục tiêu về đào tạo cho đội ngũ CBCC nói chung và chức danh Chủ tịch UBND phường nói riêng. Đối với Thành ủy, trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã ban hành Đề án số 02 về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức giai đoạn 2009 - 2015; Ban Thường vụ Thành ủy đã đề ra mục tiêu cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC cấp xã, trong đó có đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, cụ thể:

Đối với CBCC phấn đấu đến năm 2015 đạt từ 65 - 70% trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, đạt từ 50 - 55%trình độ trung cấp lý luận trở lên

Đối với cán bộ chủ chốt phấn đấu đến năm 2015 đạt từ 35 - 40%trình độ trung cấp trở lên, đạt từ 75 - 80% trình độ trung cấp lý luận trở lên

Giao cho trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mỗi năm mở 04 lớp lý luận chính trị - hành chính với tổng số 250 - 280 học viên, trong đó mở lớp tại các huyện; mở 1 - 2 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch cán sự, ngạch chuyên viên và 1 lớp chuyên viên chính; ngoài ra còn mở một số lớp khác.

Giao cho trường Cao đẳng cộng đồng thực hiện công tác đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và liên kết với các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp để mở các lớp đào tạo về chuyên môn cho CBCC các cấp.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra mục tiêu về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ chức danh Chủ tịch UBND phường là: “Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Phấn đấu đến năm 2015 có 60% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; 100% cán bộ chủ chốt từ cơ sở trở lên được bồi dưỡng kiến thức QLNN và lý luận chính trị”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015 và kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 02 về đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2009 – 2015, hằng năm quận hai Bà Trưng đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giữ chức danh Chủ tịch UBND phường và đề ra mục tiêu cụ thể.

Việc đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường không chỉ đơn thuần là tập trung đào tạo Chủ tịch UBND mà bên cạnh đó cần có chiến lược bao quát đối với đội ngũ trong quy hoạch, dự bị tiếp nhận chức danh Chủ tịch UBND, bao gồm: Bí thư, Chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND, phó chủ tịch HĐND hay phó Bí thư. Trên thực tế cho thấy, trên địa bàn 20 phường thuộc Quận Hai Bà Trưng thì có những phường chức danh Chủ tịch UBND thường gắn liền đảm nhận cùng một chức danh lãnh đạo phường khác như: phó Bí thư (phường Nguyễn Du, phường Đông Nhân, phường Thanh Nhàn...) hay phó Chủ tịch HĐND.

Quận Hai Bà Trưngtrong năm 2015 tập trung hơn nữa vào việc đẩy mạnh đưa đội ngũ dự bị trong quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng, theo đó gần như 100% cán bộ chủ chốt thuộc lãnh đạo Phường đều được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuẩn hóa nhất, đáp ứng được yêu cầu công việc cơ bản đối với chức danh UBND phường khi cần thiết. Theo khảo sát chung thì trên 75% đội ngũ dự bị trong quy hoạch cho chức danh UNND phường đều có bằng cấp trên đại học, theo lộ trình chiến lược tiến cử đi học nâng cao trình độ đảm bảo 100% bằng trên đại học, trình độ tin học, ngoại ngữ phải đáp ứng được chứng chỉ loại C trở lên.

Bảng 2.2. Số liệu thống kê về đội ngũ lãnh đạo phƣờng nằm trong quy hoạch chức danh chủ tịch UBND tại quận Hai Bà Trƣng năm 2015

Phường Bí thư Chủ tịch Phó chủ Phó chủ Phó bí thư HĐND tịch UBND tịch HĐND Nguyễn Du 1 1 2 1 Bùi Thị Xuân 1 1 2 1 Ngô Thị Nhậm 1 1 1 1 Đồng Nhân 1 1 2 1 2 Bạch Đằng 1 1 3 1 2 Thanh Nhàn 1 1 2 1 1 Bách Khoa 1 1 2 1 Vĩnh Tuy 1 1 2 1 Trương Định 1 1 3 1

Phường Bí thư Chủ tịch Phó chủ Phó chủ Phó bí thư HĐND tịch UBND tịch HĐND Lê Đại Hành 1 1 2 1 1 Phố Huế 1 2 1 1 Phạm Đình Hổ 1 1 2 1 1 Đống Mác 1 1 2 1 1 Thanh Lương 1 1 2 1 Cầu Dền 1 1 2 1 Bạch Mai 1 1 1 1 1 Quỳnh Mai 1 2 2 Minh Khai 1 1 2 1 Đồng Tâm 1 2 1 1 Quỳnh Lôi 1 2 2

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Hai Bà Trưng ) 2.2.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

a. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Công tác xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũChủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưnggiai đoạn 2012 – 2015 chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn đào tạo theo chức danh. Như vậy việc đưa ra các cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng còn chung chung, không chặt chẽ, chưa dựa vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của bản thân cán bộ giữa chức danh Chủ tịch UBND phường. Các chương trình đào tạo còn chung chung, đào tạo trình độ trung cấp hay đại học về chuyên môn, trung cấp lý luận chính trị chủ yếu để chuẩn hóa theo chức danh, chưa đào tạo, bồi dưỡng theo ví trị việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kĩ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao.

Như vậy, việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng chưa dựa trên cơ sở phân tích công việc và phân tích nhu cầu bồi dưỡng của bản thân Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng để xác định cần nên tập trung vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nào? Những chuyên môn, kỹ năng nào thích hợp nhất với nhu cầu hiện tại và tương lai.

Nên kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng không sát với nhu cầu đào tạo đã đề ra, ví dụ như đào tạo về chuyên môn:

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá xây dựng nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng Chủ tịch UBND phƣờng thuộc quận Hai Bà Trƣng

TT Nội dung Kết quả Tỷ lệ

trả lời %

1 Bản thân chủ động đề nghị 4/20 20

2 Phường cử đi 8/20 40

3 Theo yêu cầu của trên đưa xuống 8/20 40

4 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng có căn cứ vào việc phân 3/20 15 tích kết quả thực hiện công việc

5 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng có căn cứ vào phân tích 2/20 10 các mục tiêu, nhiệm vụ của phường

6 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng có căn cứ vào quy hoạch 14/20 70 cán bộ

7 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng có phù hợp với yêu cầu 14/20 70 kiến thức, kỹ năng công việc đang đảm nhận

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Thông tin tại bảng 2.3 cho thấy việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo của đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngmới dựa trên cơ sở phân tích công việc chưa dựa trên nhu cầu bản thân Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng cũng như kết quả đánh giá thực hiện công việc hàng năm của Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng nên một số Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng còn bị động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó phân tích công việc cũng chỉ đưa ra kiến thức chung theo chuẩn chức danh, chưa xây dựng được khung năng lực thực sự cần thiết để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

b. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Ngoài ra mục tiêu đào tạo cũng mới chỉ dừng lại ở các mục tiêu về số lượng: Đối với cán bộ, công chức cấp xã, phấn đấu đến năm 2015, có 65 – 70% cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn đạt trình độ trung cấp trở lên. Chưa có mục tiêu về chất lượng đào tạo, nên cán bộ, công chức cấp xã nói chung và đội ngũ Chủ

tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng thì sau khóa đào tạo khó đánh giá đạt được là gì.

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá mục tiêu khóa học

TT Nội dung Kết quả trả lời Tỷ lệ%

1 Mức độ nắm bắt mục tiêu khóa học 18/20 90

2 Nội dung của khóa học phù hợp với 8/10 80

mục tiêu khóa học

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Theo bảng 2.4 chỉ có 18 Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng được phổ biến cụ thể mục tiêu các khóa học mà họ tham dự, chiếm tỷ 90%, số còn lại cho biết họ không được phổ biến mục tiêu khóa học tham dự là gì, số lượng này chiếm tỷ lệ 20%. Trong số 18 Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng nắm bắt được mục tiêu khóa học thì có 08 Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng cho rằng nội dung của khóa học phù hợp với mục tiêu khóa học, chiếm tỷ lệ 80%, số cán bộ còn lại cho rằng không phù hợp, chiếm tỷ lệ 20%.

c. Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Các cơ quan tham mưu về công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa chủ động, quyết liệt trong việc tham mưu, đề xuất thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã đề ra cũng như xây dựng hệ thống thông tin để tham mưu và giúp cấp ủy có những phương thức giám sát thực hiện công tác đào tạo có hiệu quả. Một số xã, phường, thị trấn chưa xây dựng được quy hoạch cán bộ, chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Do vậy, việc chọn cử cán bộ, trong đó có đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngđi học chưa sát, đúng đối tượng cần đào tạo. Việc đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng chưa được thực hiện đồng bộ, mức độ ứng dụng vào công việc còn thấp vì không có thước đo nào lượng hóa và đánh giá. Ngoài ra việc đánh giá thực nhiệm vụ được giao Ban Thường vụ quận ủy thực hiện. Từ việc đánh giá này sẽ mang lại rất nhiều thông tin cho quá trình xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ Chủ tịch UBND phường, nhưng quyết định đánh giá của Ban thường vụ quận ủy chưa đủ thuyết phục, thể hiện ý chí chủ

quan và không chỉ ra nguyên nhân để đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng có thể nắm được cách thức thực hiện công việc tốt hơn.

Bên cạnh đó, qua bảng 2.3 cho thấy việc lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng chưa xuất phát từ nhu cầu bản thân của cán bộ giữ chức vụ Chủ tịch UBND phường; việc lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng còn chung chung và chưa căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của bản thân Chủ tịch UBND phường. Đây là một trong những hạn chế dẫn đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng chưa đạt kết quả như mong đợi.

d. Xây dựng chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Căn cứ kế hoạch đào tạo của giai đoạn, vào cuối năm các cơ quan tham mưu (Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ) phối hợp với các cơ sở đào tạo (Trường Đào tại Cán bộ Lê Hồng Phong, Học viện Chính trị quốc gia) xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC của thành phố, trong đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng trong năm sau (gồm có chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, kinh phí đào tạo), trình thường trực Thành ủy phê duyệt. Trên cơ sở đó các cơ sở đào tạo tổ chức triển khai thực hiện công tác chiêu sinh và mở lớp đúng đối tượng, đúng chương trình đào tạo do các bộ, ngành Trung ương quy định. Kết thúc năm tiến hành đánh giá tổng kết, xây dựng kế hoạch đào tạo cho năm sau.

Trong những năm qua, trên cơ sở bám sát các chỉ đạo và kế hoạch Thành ủy thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành kế hoạch số 77- KH/TV ngày 22/7/2009 về thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC giai đoạn 2009 - 2015. Theo đó,thành phố đã thực hiện đào tạo cho đội ngũ chức danh Chủ tịch UBND phường dưới các hình thức tại cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

e. Dự tính chi phí đào tạo, bồi dưỡng

Công tác dự tính chi phí đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ được dự tính trên cơ sở các chi phí tài chính mà nhà nước phải chi trả như học phí, trợ cấp cho chức danh Chủ tịch UBND phường đi học mà chưa dự tính đến các chi phí cơ hội phải bỏ ra.

Góp phần thực hiện hiệu quả công tác đào tạo chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, đội ngũ giảng viên hành chính và quản lý hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 58)