Mục tiêu hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡngchức danhChủ tịch UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 86)

Mục tiêu chung

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danhChủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngnhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; Đồng thời, góp phần củng cố chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những quan điểm sai trái lệch lạc, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ; tích cực phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân. Qua đó, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Mục tiêu cụ thể

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016 –2021 đề ra mục tiêu về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là: “Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Phấn đấu đến năm 2021 có 70% cán bộ và 100% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên”.

Đấy nhanh tiến độ đào tạo, chuấn hóa đội ngũ cán bộ, công chúc cấp xã và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành. Đến năm 2020, có 100% cán bộ, công chức cấp xã đủ chuẩn theo quy định, cơ bản có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ mới

3.3. Giải pháp hoàn thiện đào tạo, bồi dƣỡng chức danh chủ tịch UBND phƣờng thuộc quận Hai Bà Trƣngđến năm 2021

3.3.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

3.3.1.1. Cấp ủy Đảng, Chính quyền phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnhđạo, quản lý đạo, quản lý

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước; khắc phục tình trạng hẵng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị. Với vai trò quan trọng như vậy, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn được coi là khâu quan trọng, then chốt nhằm tạo sự chủ động, khoa học trong công tác cán bộ.

Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn, nhiệm vụ tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ để chủ động có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt chú trọng tạo được nguồn cán bộ dồi dào, đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Trong điều kiện hiện nay, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch phải được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản sau:

Năng lực thực tiễn, thể hiện ở kết quả và hiệu quả công việc, tinh thần chủ động, sáng tạo, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực tổ chức, điều hành để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Đạo đức, lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân cán bộ và gia đình phải gương mẫu chấp hành đúng pháp luật, không lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng.

Ham học hỏi, cầu tiến bộ, qua thực tế cho thấy là cán bộ có triển vọng vươn lên đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; chú ý phát hiện, xem xét đưa vào quy hoạch những nhân tố mới, cán bộ trẻ; được đào tạo cơ bản; đã kinh qua công tác thực tế ở địa phương, cơ sở; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có nhiều triển vọng phát triển.

Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý còn cần được đào tạo, bồi dưỡng và phải là những cán bộ có triển vọng để khi được bố trí vào chức vụ quy hoạch phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:

Kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới: Cán bộ lãnh đạo cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới; hoặc tuy chưa kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhưng có năng lực thực tiễn và có triển vọng phát triển rõ rệt.

Về độ tuổi: Những đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ, ban lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung phải đủ tuổi để có thể công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên hoặc ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ; những đồng chí tiếp tục đảm nhiệm

chức vụ hiện giữ nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ hoặc ít nhất được 2/3 nhiệm kỳ; những trường hợp này cần xem xét con người và hoàn cảnh cụ thể để quyết định; không máy móc, cứng nhắc về độ tuổi.

Về trình độ đào tạo: Cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên nói chung phải tốt nghiệp đại học và có trình độ cao cấp lý luận chính trị; đối với cán bộ dưới 45 tuổi thuộc diện quy hoạch chức danh chủ chốt thì phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung; đồng thời quan tâm đến các đồng chí tuy không được đào tạo cơ bản theo quy định, nhưng có năng lực nổi trội trong chỉ đạo thực tiễn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; những đồng dân tộc thiểu số, cán bộ nữ cần xem xét vận dụng một cách thích hợp

3.3.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phườngthuộc quận Hai Bà Trưng hằng năm bảo đảm nội dung, thời gian và đối tượng học thuộc quận Hai Bà Trưng hằng năm bảo đảm nội dung, thời gian và đối tượng học tập; gắn kế hoạch đào tạo với quy hoạch, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sát đúng và đảm bảo thời gian sẽ làm cho hoạt động của các cơ sở đào tạo đi vào nền nếp, ngăn nắp, khoa học, chủ động và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu không xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ hoặc có xây dựng kế hoạch nhưng không rõ ràng, thiếu tính khả thi sẽ làm cho hoạt động của các cơ sở đào tạo trở nên bị động, lúng túng, mang tính đối phó và những kết quả đạt được chỉ là tạm thời không bền vững. Cách làm như vậy, tất yếu dẫn đến tình trạng chồng chéo hoặc thiếu hụt, được mặt này thì hỏng mặt kia, chất lượng đào tạo thấp mà gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân.

Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng cần phải có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch cán bộ; bố trí, sử dụng cán bộ và với công tác bổ nhiệm cán bộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương nhất là đối với xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy chỉ khi nào kế hoạch đào tạo của của các cơ sở đào tạo gắn kết chặt chẽ với quy hoạch cán bộ và việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, thì khi ấy công tác đào tạo mới được nâng cao và đem lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời còn giúp cho các

cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức cử đi đào tạo chủ động về thời gian, chủ động cử cán bộ, công chức tạm thời thay thế những người đi học. Cần ưu tiên sử dụng và bổ nhiệm những cán bộ có đầy đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực và được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản. Không nên bổ nhiệm những cán bộ chưa đủ chuẩn về trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo yêu cầu của từng chức danh. Có như vậy, mới tạo ra nhu cầu học thật sự đối với cán bộ, công chức; làm cho kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng mới sát, đúng với từng đối tượng người học và mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng hằng năm của các cơ sở đào tạo phải phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ và các ngành liên quan thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là, bám sát mục tiêu và tiêu chuẩn cán bộ theo quy định của Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII: Đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ... đảm bảo đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới khoảng 30 - 40% số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp. Đồng thời, phải bám sát vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2016 – 2021: Phấn đấu đến năm 2021 có 80% cán bộ và 100% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Đặc biệt, phải bám vào nhiệm vụ chính trị của thành phố và các địa phương, trong đó phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Bởi lẽ, cán bộ, công chức cấp xã sau khi được đào tạo ở các cơ sở đào tạo sẽ về các địa phương trong thành phố trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ nói trên.

Hai là, đối với các cơ sở đào tạo của thành phố khi xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức cấp xã cần phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đối với quận Hai Bà Trưng cần phối hợp chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính và các phường nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với các khâu khác của công tác cán bộ nhất là khâu quy hoạch, bố trí

sử dụng và bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, làm cho kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã nói chung và đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngnói riêng có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả cao.

Ba là, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch UBND phường thuộc quận

Hai Bà Trưng đảm bảo đúng quy định, nội dung, hình thức và tiến độ thời gian.

Về quy trình, thực hiện đầy đủ 4 bước: Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu. Bước 2: Phân tich các thông tin, dữ liệu và xây dựng dự thảo kế hoạch đào tạo kèm theo kế hoạch dự trù kinh phí. Bước 3: Tổ chức Hội nghị để thảo luận thống nhất nội dung kế hoạch. Thành phần tham dự hội nghị là lãnh đạo và cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ của các cơ quan, đơn vị phối hợp. Bước 4: Hoàn thiện kế hoạch đào tạo trình cấp uỷ phê duyệt.

Về nội dung kế hoạch, gồm 4 phần: Phần thứ nhất: Căn cứ xây dựng kế hoạch; phần thứ hai: Mục đích, yêu cầu; phần thứ ba: Nội dung (cầnrõ ràng, rành mạch và cụ thể): Nhu cầu; mục tiêu; chương trình đào tạo; tài liệu đào tạo; giảng viên; đối tượng; số lượng; phương pháp đào tạo; thời gian; địa điểm; cơ sở vật chất; nguồn kinh phí; kiểm tra đánh giá.Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện. Kế hoạch đào tạo đảm bảo việc đào tạo phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, trách lãng phí trong đào tạo, phải gắn đào tạo với bố trí, sử dụng cán bộ, công chức.

Để giúp cho việc thực hiện công tác tổ chức đào tạo, người ta đưa ra các công việc cần thực hiện trong thiết kế chương trình đào tạo, như sau: Liệt kê những mục tiêu đối với chương trình đào tạo; Xem xét về số lượng học viên, nghiên cứu lấy ý kiến của họ về chương trình; Liệt kê những cách thức, hoạt động để đạt được mục tiêu; Quyết định loại hình thức đào tạo nào: tại cơ quan (đào tạo trong công việc) hay tập trung ngoài cơ quan; Quyết định hình thức phương pháp đào tạo – như huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn; Thảo luận về Chương trình, kế hoạch với những người liên quan, với chuyên gia, học viên và những người lãnh đạo quản lý họ; Hoàn thiện Chương trình.

Về hình thức và thời gian xây dựng kế hoạch: Đảm bảo đúng thể thức văn bản, trình bày rõ ràng, mạch lạc; Thời gian tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ từ tháng 8 - 9 hằng năm của năm kế tiếp.

Sau khi kế hoạch đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ sở đào tạo của thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, xây dựng kế hoạch triển khai mở lớp cụ thể đảm bảo khoa học, không chồng chéo, nhất là phân định rõ đối tượng học sao cho có cùng mặt bằng nhận thức và trình độ.

3.3.1.3. Thực hiện xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngphù hợp với nhu cầu thực tế, đúng đối tượng.

Bảng 3.1. Biểu mẫu xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng

STT Cấp độ phân tích Quá trình liên quan Kết quả của quá trình liên quan

1 Phân tích tổ chức Đánh giá các bộ phận Bộ phận nào yếu, mạnh trong tổ chức

2 Phân tích công việc Mô tả công việc và mô tả Tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn chức danh khung năng lực của cán Từ điển năng lực bộ, công chức xã

3 Phân tích con người Đánh giá thực hiện công Còn yếu và thiếu gì so việc Hồ sơ cán bộ với tiêu chuẩn chức danh

và khung năng lực đã xây dựng.

(Nguồn: [7, tr.75])

Xác định chính xác nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng mang tính xuyên suốt cả quá trình của công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng . Để tránh lãng phí trong đào tạo, cần tiến hành điều tra tổng thể trình độ và nhu cầu đào tạo. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưnglà "khoảng trống" giữa cái "thực trạng" và cái "yêu cầu". Vấn đề đặt ra cho khoá đào tạo là "lấp" được "khoảng trống" đó. Để xác định được nhu cầu đào tạo thì phảiđánh giá được thực trạng đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng . Bởi vì đánh giá đúng "thực trạng", mới xác định đúng "nhu cầu" đào tạo. Có thể mô hình hóa những nội dung công việc để cấp xã có thể xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường chính xác theo bảng 3.1.

Thông qua phân tích công việc, xây dựng khung năng lực cho chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng

Để xác định được khung năng lực, cần hoàn thiện và thường xuyên cập nhập, bổ sung thông tin trong các bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngthực hiện.

Các bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với CBCC thực hiện nhiệm vụ được giao hiện nay của chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngđã có cũng khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên là đơn vị hành chính việc mô tả công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)