Đặc điểm hoạt động của công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 30 - 31)

Công chức cấp xã có những đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức trong nền công vụ Việt Nam. Tuy nhiên, do vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã nên đội ngũ công chức cấp xã có những đặc điểm mang tính đặc thù nhƣ sau:

- Thứ nhất, công chức cấp xã là ngƣời trực tiếp làm việc với ngƣời dân. Mọi đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đều do đội ngũ CBCC cấp xã phổ biến, triển khai để nhân dân hiểu rõ và thi hành.

- Thứ hai, công chức cấp xã thƣờng hội tụ đủ các vai trò khác nhau mà họ phải thể hiện nhƣ: công dân; đồng hƣơng, bà con, họ hàng; ngƣời đại diện của cộng đồng; đại diện cho Nhà nƣớc... Những vai trò này vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn, xung đột trong mỗi hoàn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công vụ của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - Nhà nƣớc.

- Thứ ba, hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã mang tính đa dạng, phức tạp. Họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địa phƣơng, mang tính thƣờng xuyên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời dân.

- Thứ tư, hiện nay trình độ của công chức cấp xã đã từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về trình độ văn hoá, nhận thức, năng lực thực thi công vụ, đặc biệt là công chức ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 30 - 31)